Tài nguyên - Thiên nhiên
Tìm giải pháp bảo vệ môi trường Vườn Quốc gia Ba Vì
(22:47:54 PM 20/12/2011)Quang cảnh hội thảo - Ảnh: Vacne
Xung quanh các giải pháp bảo vệ môi trường VQG Ba Vì, nhiều đại biểu cho rằng: Đây là khu vực bảo tồn cấp Nhà nước, không thể để cho bất cứ một nhóm tư nhân nào chiếm làm của riêng, phải ngừng ngay và cấm hẳn việc cho xe ủi đất đào bới khu vực rừng quốc gia cho dù vì bất cứ mục đích gì; Ba Vì cần xây dựng 2 loại hình Dự án Sinh thái Du lịch đồng quê và Làng du lịch chữa bệnh của người Dao. Các điểm khoáng sản khu vực VQG Ba Vì nên được sử dụng làm địa điểm học tập và thăm quan của học sinh và sinh viên. Ý tưởng xây dựng Ba Vì thành một công viên địa chất cấp quốc tế để phục vụ nghiên cứu khoa học và kinh tế du lịch đã được nhiều chuyên gia ngành địa chất đề nghị.
Trước mắt, theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Ban Phản biện xã hội (VACNE) là phải giải quyết dứt điểm các bức xúc về môi trường đã được phát hiện liên quan đến các hoạt động khai khoáng, xây dựng đập thủy lợi và đường giao thông trong phạm vi VQG và các vấn đề môi trường liên quan đến phát triển du lịch; nghiên cứu và xử lý thỏa đáng mọi hành vi xâm hại đất đai, tài nguyên và môi trường VQG, các hành vi lợi dụng danh nghĩa hoạt động phát triển để gây tổn hại cho VQG. Các thông tin liên quan đến bảo tồn và phát triển của khu du lịch VQG Ba Vì phải được cung cấp đầy đủ và chính xác để cộng đồng và công luận có cơ sở cần thiết đóng góp ý kiến.
Vườn Quốc gia Ba Vì được thành lập năm 1992 với diện tích hiện nay trên 10.000 ha. Do lịch sử địa chất lâu dài, khu vực núi Ba Vì có nhiều loại khoáng sản như vàng, đồng, amiang, đá vôi, pyrite... nhưng không tập trung thành mỏ lớn mà phân bố rải rác. Các vấn đề môi trường bức xúc tại khu vực VQG Ba Vì là khai thác khoáng sản trong vùng lõi và vùng đệm, xây dựng Đền Trung trong vùng lõi, suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học. Vì có nhiều loại khoáng sản có giá trị cao nên luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các điểm khai thác tự phát, ảnh hưởng cục bộ tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Có 4 tác động chính của khai thác khoáng sản là gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, thay đổi địa hình cảnh quan, mất đất và mất rừng.
Bà Dương Thị Tơ, Giám đốc Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng: Hiện nay, các cơ quan chức năng cần có quan điểm đúng đắn về chiến lược phát triển xã hội, văn hóa, kinh tế, môi trường sinh thái của quá trình đô thị hóa khi VQG sát nhập vào Hà Nội. Việc bảo tồn vùng sinh thái tự nhiên trong quá trình quy hoạch để bảo vệ và phát triển những sản vật quý giá từ thiên nhiên; sức ép của việc phát triển du lịch lên quỹ đất ngày càng lớn nên cần có định hướng sáng suốt và quy chế rõ ràng trong việc cấp đất cho các khu du lịch. Việc chuyển từ loại hình kinh doanh du lịch hiện tại sang phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn. Nét văn hóa truyền thống cộng đồng và tính đa dạng của tài nguyên tự nhiên đang đứng trước nguy cơ suy thoái...
Minh Nguyệt
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
-
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
-
Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
-
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
-
Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
-
Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
-
COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
-
Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
-
WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)