Tài nguyên - Thiên nhiên
Tiềm năng phát triển kinh tế biển của Đà Nẵng
(10:07:54 AM 03/07/2013)
Một góc biển Đà Nẵng
Chủ động khai thác tiềm năng
Đề cập đến thế mạnh kinh tế biển của Đà Nẵng, không thể không nhắc đến nguồn tài nguyên biển nằm trong ngư trường trọng điểm của miền Trung, với trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước, gồm trên 670 giống, loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài. Khu vực biển Nam Hải Vân – Bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển và các chủng loại sinh vật quý, là tài sản phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Việc quản lý, bảo vệ, khai thác tiềm năng, thế mạnh của biển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái này, UBND thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương, giải pháp như, hàng năm, đội tàu khai thác thủy sản khai thác được 37.000 đến 40.000 tấn hải sản các loại phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được tập trung đầu tư theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa: hệ thống cảng biển, khu công nghiệp, cảng cá, âu thuyền trú bão, chợ đầu mối thủy sản miền Trung tại Thọ Quang... đã góp phần tạo nên sức bật mới cho thành phố trong những năm tới.
Với mục tiêu trở thành trung tâm nghề cá mạnh của miền Trung và cả nước, có mức tăng trưởng cao về giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ 14 – 15%/năm, Đà Nẵng đã xác định hướng đi của mình mà điểm nhấn được khẳng định là tăng cường đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, hạn chế tối đa vùng ven bờ, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Theo đó, thành phố phát triển nhanh số lượng tàu cá công suất lớn và cải hoán nâng cấp tàu cá công suất nhỏ để vươn khơi. Bên cạnh đó, hình thành các đội tàu cùng nghề 10 - 15 chiếc/đội để hỗ trợ nhau khai thác trên biển, đầu tư đóng mới 130 - 150 tàu có công suất từ 200 CV/chiếc trở lên và cải hoán nâng cấp ít nhất 800 tàu cá có công suất nhỏ, đưa tổng công suất tàu cá Đà Nẵng lên 30.000 CV. Đầu tư đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá từ 5 -10 chiếc có công suất từ 800 - 1000 CV/chiếc, cung cấp nguyên nhiên liệu và thu mua sản phẩm ngay trên biển. Hiện đại hoá hệ thống thông tin hỗ trợ ngư dân trên biển.
Bên cạnh lợi thế khai thác hải sản, Đà Nẵng còn sở hữu tiềm năng lớn về du lịch từ biển đảo. B ờ biển Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ bắc đến nam như: Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước... ; trong đó có những bãi tắm đã được du khách thập phương biết đến như những địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất trong khu vực.
Biển Đà Nẵng đã từng được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, với những khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh nổi tiếng, những khu nghỉ dưỡng, khách sạn sang trọng. Đà Nẵng đang là điểm trung chuyển lượng lớn khách du lịch của cả nước, đặc biệt đối với khách quốc tế vào khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Đến Đà Nẵng, du khách có thể tham quan nhiều điểm du lịch của thành phố này như: Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa, quần thể khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, danh thắng Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, các bãi biển... với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, ẩm thực hấp dẫn. Từ đây, du khách có thể tham gia các tour du lịch tới Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng... hoặc tham gia các tour caravan tới Lào, Thái Lan... . Để khai thác hiệu quả tiềm năng này, UBND thành phố chỉ đạo nghiên cứu, triển khai thực hiện việc lập quy hoạch phát triển du lịch theo tỉ lệ 1/5.000. Vì vậy, năm 2013, tại các khu vực này được đầu tư mạnh theo hướng phát triển du lịch bền vững và hấp dẫn du khách hơn.
Theo ông Phan Minh Hải, Phó trưởng Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, trong quý 1 của năm 2013, Ban đề xuất Viện Quy hoạch xây dựng và các đơn vị liên quan một số kiến nghị quy hoạch chi tiết phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà theo tỉ lệ 1/5.000, trong đó ưu tiên các khu vực, các sản phẩm dịch vụ du lịch.
Đối với khu vực trên cạn, quy hoạch điểm tham quan nhà vọng cảnh với không gian đá nghệ thuật, tượng khỉ, quán cà-phê giải khát, sàn vọng cảnh vịnh Đà Nẵng ; quy hoạch đỉnh Bàn Cờ với điểm nhấn là tượng tiên ông, vườn sim, sàn vọng cảnh, quầy lưu niệm.
Ngoài ra, Ban đề xuất quy hoạch xây dựng Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường với phòng chiếu phim, phòng trưng bày tiêu bản, khu vực bán giải khát, đồ lưu niệm… và các điểm tham quan như: hang Bà Đính, sân bay trực thăng cũ, vườn hoa – thuốc nam, vườn thú bán hoang dã, trạm rada 29, ngọn hải đăng Sơn Trà.
Còn đối với khu vực dưới nước , Ban đề xuất quy hoạch các điểm tham quan như: Hòn Sụp, Hục Lỡ, Bãi Nồm, Bãi Bụt và các tuyến tham quan như: tour vòng quanh Sơn Trà bằng đường biển, tour ngắm biển đêm, tour dạo chơi đáy biển ( seawalker tour) kết hợp các dịch vụ du lịch mới như: bè nổi câu cá, rớ quay, thúng đáy kính lặn san hô.
Đẩy mạnh đầu tư
Nhằm phát huy lợi thế kinh tế biển, Đà Nẵng đã đề ra mục tiêu định hướng về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới, phấn đấu đến năm 2020 đưa kinh tế biển và vùng ven biển phát triển mạnh, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của thành phố.
Để đạt được mục tiêu trên, trước hết thành phố tập trung đẩy mạnh hoạt động đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ. Hoàn thiện và mở rộng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngư dân bám biển dài ngày, nhất là vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó cần thúc đẩy việc nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, coi trọng các hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh là chủ yếu, gắn nuôi trồng với chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cùng với khai thác hải sản, Đà Nẵng cũng định hướng phát triển ngành dịch vụ vận tải hàng hải của tỉnh; trước mắt tập trung nâng cao năng lực cảng Đà Nẵng để đảm bảo vị trí là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và các nước vùng Đông Bắc Á thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông –Tây, mà điểm cuối là cảng Tiên Sa, một cảng biển nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải, du lịch.
Đặc biệt thành phố Đà Nẵng cũng sẽ chú trọng khai thác tiềm năng du lịch biển đảo đặc sắc. Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: với lợi thế trên Đà Nẵng hoàn toàn có thế tạo nên những sản phẩm du lịch di sản gắn với du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng ven bờ đủ sức thu hút và giữ chân du khách. Xác định những địa điểm ưu tiên phát triển du lịch, những nơi ưu tiên phục vụ công nghiệp, ngư nghiệp tránh chồng chéo trong đầu tư. Đồng thời tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ vùng ven biển, xem đây là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế chung, trong đó có mũi nhọn kinh tế biển.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.