Tài nguyên - Thiên nhiên
Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường
(15:00:40 PM 04/06/2015)Ảnh minh hoạ
.
Chủ trì buổi giao lưu có Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cùng các Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn của các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Tài nguyên và Môi trường của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Phát biểu khai mạc buổi giao lưu, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trong thời gian vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã luôn quan tâm thực hiện công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 19 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; Nghị quyết số 24 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Nhiều đạo luật, nghị định cơ bản về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành trong thời gian gần đây như: Luật Khoáng sản năm 2010; Luật Tài nguyên nước năm 2012; Luật Đất đai năm 2013; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo; Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 về hoạt động đo đạc và bản đồ… Các văn bản nêu trên đã tạo nên hành lang pháp lý khá đầy đủ, đồng bộ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ luôn được rà soát, đơn giản hóa theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục của xã hội. Các lĩnh vực có liên quan nhiều đến người dân và doanh nghiệp đã cắt giảm, đơn giản hóa mạnh thủ tục hành chính như: Lĩnh vực đất đai giảm 30 thủ tục đối với nơi đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai; giảm 9 thủ đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai; một số thủ tục con hoặc công việc không cần thiết trong giao đất, cho thuê đất và đăng ký, cấp giấy chứng nhận đã được bãi bỏ; thời gian thực hiện thủ tục giảm so với quy định trước đây đối với tất cả các thủ tục; đơn giản hóa thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ phải nộp. Lĩnh vực khoáng sản đã cắt giảm gần 40% thủ tục hành chính không cần thiết...
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiện toàn hệ thống Văn phòng một cửa tại trụ sở Bộ; tiếp tục duy trì Văn phòng một cửa tại các đơn vị có trụ sở ngoài Bộ: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam. Việc giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý của Bộ đều được theo dõi, giám sát, quản lý thống nhất. Bộ thường xuyên tiếp nhận và giải quyết các vướng mắc của các tổ chức, cá nhân; những vướng mắc phản ánh thông qua Cổng Thông tin điện tử của Bộ. Hầu hết các địa phương đã rà soát công bố công khai, thực hiện tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp theo quy định.
Tuy vậy, còn nhiều người dân và doanh nghiệp chưa nắm vững quy trình thủ tục dẫn đến chưa đến đúng nơi phải nộp hồ sơ hoặc phải bổ sung hồ sơ làm phát sinh chi phí tuân thủ thủ tục; ở một số địa phương còn một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng chức trách nhiệm vụ, yêu cầu nộp thêm giấy tờ, hồ sơ ngoài quy định của pháp luật, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục.
Để giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường, đảm bảo đúng quyền lợi và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định mới ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 63 Sở Tài nguyên và Môi trường trên cả nước tiếp tục tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường”.
Thông qua đợt giao lưu này, ngoài việc giải đáp những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; các quy trình thủ tục hành chính về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường tới các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp. Thông qua các câu hỏi trong các đợt giao lưu trực tuyến, Bộ và các Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận thấy những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn để nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, đồng thời thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực của ngành.
Để đợt giao lưu trực tuyến lần này đạt được kết quả thiết thực, đúng như mục tiêu đặt ra, lãnh đạo Bộ và lãnh đạo phụ trách các lĩnh vực, các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng tham gia giải đáp thắc mắc của các tổ chức, cá nhân; tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân để tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nhân dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đến 11 giờ ngày 4/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận và trả lời hơn 1.000 câu hỏi của người dân, tập thể và các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản…
Giao lưu trực tuyến được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện từ năm 2005, được coi là một công cụ hữu hiệu giúp Bộ và các Sở Tài nguyên và Môi trường giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của nhân dân và doanh nghiệp, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật của ngành tài nguyên và môi trường trên cơ sở ý kiến của các tổ chức, cá nhân.
Đến nay, Bộ cùng các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thành công 15 đợt giao lưu trực tuyến với nhân dân và doanh nghiệp; tổng số gần 530.000 lượt người truy cập vào Hệ thống giao lưu trực tuyến của Bộ và gần 580.000 lượt người truy cập vào các trang Giao lưu trực tuyến của các Sở Tài nguyên và Môi trường; riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận và trả lời 13.930 câu hỏi.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.