Thứ ba, 21/01/2025, 07:32:18 AM (GMT+7)

Tham vấn báo cáo đánh giá điều kiện nền nghiên cứu thủy điện dòng chính sông Mê Công

(17:05:51 PM 26/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 26/11, tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá điều kiện nền nghiên cứu thủy điện dòng chính sông Mê Công, qua “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công”. Đây là công trình nghiên cứu do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì. Theo đó, các kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở, căn cứ khoa học để các quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia cân nhắc trong việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính của con sông này.

[-]Tham[-]vấn[-]báo[-]cáo[-]đánh[-]giá[-]điều[-]kiện[-]nền[-]nghiên[-]cứu[-]thủy[-]điện[-]dòng[-]chính[-]sông[-]Mê[-]Công

Dòng chính sông Mê Công- Ảnh: TL

 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho biết: Mục tiêu “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công” là nhằm đánh giá các tác động tổng thể của việc xây dựng và vận hành thủy điện bậc thang lên hệ thống môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội ở các đồng bằng ngập lũ hạ lưu thuộc Việt Nam và Campuchia. Việc điều chính quy hoạch, quy mô và thiết kế của từng công trình và toàn bộ bậc thang thủy điện (nếu cần thiết), đảm bảo không gây các tác động bất lợi đáng kể xuống vùng hạ du; làm cơ sở cho các quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mê Công quốc tế hợp tác phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong khu vực sông Mê Công.


Sau thời gian nghiên cứu 30 tháng, với phạm vi nghiên cứu rộng lớn gồm Đồng bằng ngập lũ Campuchia trên 5 triệu ha; Châu thổ Campuchia trên 930.000ha; Châu thổ Việt Nam gần 4 triệu ha. Các nhà khoa học đã đưa ra mối quan hệ giữa nguyên nhân và tác động trực tiếp, gián tiếp của thủy điện trên dòng chính sông Mê Công tới kinh tế, xã hội vùng hạ lưu. Cụ thể như sự thay đổi trong chế độ dòng chảy, chất lượng nước, tính kết nối của sông Mê Công sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thành phần và kích thước của các loài thủy sản; hoạt động của vận tải thủy trên sông; những thay đổi về chế độ dòng chảy, phù sa cùng với xâm nhập mặn tác động tới nông nghiệp; những tác động ảnh hưởng đến đói nghèo khi sinh kế của người dân bị thay đổi...


Các nhà quản lý, khoa học và các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự Hội thảo cho rằng: “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công” đã xây dựng thông tin, dữ liệu tương đối đầy đủ về khí tượng thủy văn, phù sa, sinh thái, giao thông thủy và điều kiện môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã hội của lưu vực sông, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đồng thời đánh giá định lượng tác động của các công trình thủy điện dòng chính dự kiến xây dựng ở hạ lưu vực sông Mê Công tới vùng hạ du. Bao gồm chế độ dòng chảy, vận chuyển phù sa, dinh dưỡng, đa dạng sinh học, chất lượng nước, khai thác thủy sản, hoạt động giao thông thủy...


Đây là một trong những dữ liệu quan trọng làm cơ sở cho các quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mê Công quốc tế, hợp tác phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong khu vực sông Mê Công trong hiện tại và tương lai. Giúp cho việc điều chỉnh quy hoạch, quy mô và thiết kế của từng công trình và toàn bộ bậc thang thủy điện nếu xét thấy cần thiết, đảm bảo không gây các tác động bất lợi đáng kể xuống vùng hạ du.

Văn Hào
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tham vấn báo cáo đánh giá điều kiện nền nghiên cứu thủy điện dòng chính sông Mê Công

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI