Thứ bảy, 18/01/2025, 10:57:46 AM (GMT+7)

Sức ép từ các ngành kinh tế lên đa dạng sinh học tại Việt Nam

(21:08:31 PM 27/07/2021)
(Tin Môi Trường) - Việt Nam có 227 loài thực vật bậc cao bị đe doạ ở mức độ toàn cầu. Tuy nhiên, khoảng hai phần ba trong số này đang phải chịu tác động to lớn từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên sinh học phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người. Đây là một trong những kết quả nổi bật từ bản dự thảo báo cáo Đánh giá Suy giảm Đa dạng Sinh học tại Việt Nam mới được chia sẻ.


Ảnh minh hoạ: IE

 

Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu tài nguyên đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đã và đang phải đối diện với những thách thức ngày càng gia tăng về vấn đề mất đa dạng sinh học. Trong những năm qua, không ít các chính sách, chiến lược quốc gia và hàng loạt dự án, nghiên cứu đã được xây dựng và thực hiện nhằm nỗ lực chặn đứng xu thế này.

 

Tuy nhiên, đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn đang không ngừng suy giảm và những nỗ lực này vẫn chưa đủ. Báo cáo Đánh giá Suy giảm Đa dạng Sinh học tại Việt Nam (một trong nhưng hoạt động thuộc khuôn khổ của Sáng kiến BIODEV2030)* đã chỉ ra rằng, 227 loài thực vật bậc cao có mức độ đe dọa tuyệt chủng toàn cầu được ghi nhận tại Việt Nam đang phải chịu tác động từ 12 mối đe doạ khác nhau, trong đó khai thác, sử dụng tài nguyên sinh học; hoạt động sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là những mối đe dọa lớn nhất. Riêng lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản hiện đang gây tác động tiêu cực cho hơn một phần hai trong số 227 loài thực vật kể trên.  

 

Buổi hội thảo“Báo cáo kết quả đánh giá đa dạng sinh học tại Việt Nam – phân tích tác động từ các lĩnh vực kinh tế” do WWF-Việt Nam và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học Việt Nam (BCA) tổ chức trực tuyến nhằm chia sẻ các kết quả đánh giá ban đầu (do nhóm chuyên gia tư vấn Pháp của Công ty Oréade Brèche phối hợp với các chuyên gia Việt Nam thực hiện) tới các bên liên quan. Qua đó nâng cao nhận thức của các bên liên quan về những tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đối với thiên nhiên và đa dạng sinh học. Hướng sự quan tâm của các lĩnh vực kinh tế tới việc cam kết sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học trong các hoạt động sản xuất.
 
Ông Vương Quốc Chiến, Quản lý chương trình BIODEV2030, WWF-Việt Nam cho biết. “Bản báo cáo đem lại cái nhìn tổng quan tương đối đầy đủ về đa dạng sinh học ở Việt Nam, qua sự phân tích các chỉ số đa dạng dạng về loài và đa dạng hệ sinh thái, chủ yếu ở các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và các khu vực đa dạng sinh học quan trọng. Dù còn có những hạn chế nhất định, kết quả từ báo cáo đã cho thấy khá rõ sự suy giảm nghiêm trọng của các hệ sinh thái tự nhiên tại Việt Nam mà ở đó có sự tác động rất lớn của các lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, thủy sản, v.v”. 
 
Bản báo cáo, với tham vọng chỉ ra tác động của các lĩnh vực kinh tế đối với đa dạng sinh học của Việt Nam, là nền tảng cho nghiên cứu khoa học tiếp theo nhằm đánh giá kỹ lưỡng hơn về sự tác động của hai lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và thủy sản đối với thiên nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình cam kết tự nguyện chuyển đổi tích cực và trở thành hạt nhân của nền kinh tế tăng trưởng xanh mà Việt Nam hướng tới trong thập kỷ này, đóng góp vào mục tiêu chặn đứng xu hướng mất đa dạng sinh học sau năm 2020 và dần phục hồi thiên nhiên sau năm 2030 mà các nhà lãnh đạo thế giới đã đặt ra trong Cam kết của các Nhà Lãnh đạo Thế giới về Thiên nhiên. 
 
Bên cạnh đó, kết quả của các nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học và tác động của các lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các cơ quan chuyên môn và các chủ thể quản lý trong tiến trình xây dựng dự thảo Chiến lược Hành động Quốc gia về Đa dạng Sinh học đến 2030, tầm nhìn 2050.  
 
Các kết quả cũng sẽ được mang tới chia sẻ tại Cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các bên (COP15) tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Đa dạng Sinh học (CBD) và Hội nghị Bảo tồn Thế giới IUCN.
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sức ép từ các ngành kinh tế lên đa dạng sinh học tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI