Thứ tư, 22/01/2025, 01:19:32 AM (GMT+7)

Rừng phòng hộ lại ‘tứa máu’

(07:49:00 AM 29/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Hai khoảnh rừng phòng hộ sát biên giới Việt – Lào ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) bị đốt và chặt phá khi lực lượng chức năng triển khai phát thực bì. Công an địa phương đã thu giữ hàng chục mét khối gỗ và khẩn trương điều tra.

 Rừng phòng hộ ‘tứa máu’

 

Việc phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại Lô a, Khoảnh 13 và Lô a, Khoảnh 9 (tiểu khu 946) thuộc quản lý của Trạm bảo vệ rừng Cao Vều, Ban quản lý rừng phòng hộ Anh Sơn.

 

Rừng[-]phòng[-]hộ[-]lại[-]‘tứa[-]máu’

Đến ngày 26/8, nhiều khúc gỗ lớn cả cũ và mới vẫn nằm la liệt tại tiểu rừng phòng hộ Cao Vều. (Ảnh: Cao Thái)

 

Cụ thể, cuối tháng 7, Trạm bảo vệ rừng Cao Vều tổ chức phát thực bì để trồng rừng theo chủ trương được lãnh đạo địa phương phê duyệt.


Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, lực lượng tham gia đã dùng cưa máy đốn hạ nhiều cây gỗ lâu năm rồi cắt thành khúc.


Ngày 26/8, PV VietNamNet đã trực tiếp tại tiểu khu 946 để ghi nhận sự việc.


Theo quan sát, hiện trường vụ phá rừng cách trạm bảo vệ rừng Cao Vều chừng 5km, nằm sát con đường độc đạo dẫn vào rừng. Khu vực này có nhiều cây gỗ to, cao hàng chục mét.


Tại khu vực này, khoảnh rừng bị chặt phá ngổn ngang. Đi sâu vào rừng, PV phát hiện những con đường mòn nhỏ len lỏi giữa các tán cây rậm. Theo các lối này, người viết phát hiện nhiều gốc cây lớn đã bị cưa máy đốn hạ.

 

Rừng[-]phòng[-]hộ[-]lại[-]‘tứa[-]máu’

Nhiều cây to bị đốn hạ. (Ảnh: Cao Thái)

 

Hàng loạt khúc gỗ tròn, dấu vết còn mới nằm rải rác trong cánh rừng. Thậm chí nhiều khúc gỗ lớn đã buộc sẵn dây thừng và tập trung một chỗ, sẵn sàng kéo ra ngoài.

 

Nhiều gốc cây cổ thụ bị chặt phá không thương tiếc, hiện trường còn những tấm ván và khúc gỗ ngắn bỏ lại.

 

Những dấu vết tại khoảnh rừng cho thấy đây dường như là một vụ tàn phá rừng, chứ không hề là việc phát thực bì để trồng cây mới.

 

Sai phạm nghiêm trọng

 

Theo tìm hiểu, từ tháng 4, Ban quản lý rừng phòng hộ Anh Sơn phối hợp với các đơn vị khác, trong đó có lực lượng kiểm lâm tổ chức xây dựng, thiết kế kế hoạch trình Sở NN&PTNT Nghệ An.

 

Sau đó, Chi cục Lâm nghiệp Nghệ An thẩm định và đồng ý việc phát thực bì, trồng cây mới tại Khoảnh 9, Khoảnh 13, tiểu khu 946 (rộng 19,2 ha) của 2 chủ rừng Nguyễn Trọng Độ (Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Cao Vều) và Nguyễn Sinh Cùng (cán bộ trạm.

 

Rừng[-]phòng[-]hộ[-]lại[-]‘tứa[-]máu’

Nhiều còn đường mòn nhỏ len lỏi trong khoảnh rừng, dẫn tới những cây lớn bị đốn hạ - (Ảnh: Cao Thái)

 

Ngày 31/7, hai chủ rừng nói trên thuê nhiều nhân công để thực hiện phát thực bì. Những người tham gia đã dùng cưa máy đốn hạ các cây lâu năm và cắt khúc ngay tại hiện trường.

 

“Chiều 31/7, chúng tôi đã có mặt tại khu rừng tiến hành kiểm tra và đình chỉ ngay việc phát rừng. Đến ngày 2/8, Phòng PC49, CA Nghệ An phối hợp kiểm lâm Anh Sơn tiến hành thu giữ 29,35m3 gỗ (gồm 14,79m3 tại Khoảnh 13 và 14,56m3 tại Khoảnh 9) trên tổng diện tích 0,98 ha”, ông Phạm Đức Thế, cán bộ Trạm kiểm lâm Cao Vều cho biết.

 

Ông Thế khẳng định, quy trình thiết kế ban đầu chỉ cho phép chặt, phát ‘băng chặt, băng chừa’, chỉ loại những cây còi, cây bụi, chuối, để thay bằng cây mới. Việc lực lượng tham gia dùng cưa máy đốn hạ cây lâu năm là sai trái

 

“Khi thực hiện việc phát thực bì, Trạm bảo vệ rừng Cao Vều cũng không hề thông báo cho lực lượng kiểm lâm. Đến ngày 4/8 sau khi PC49 vào cuộc, họ mới gửi hồ sơ cho chúng tôi”, ông Nguyễn Sỹ Vĩnh, phụ trách Trạm kiểm lâm Cao Vều khẳng định.

 

Trao đổi với VietNamNet qua điện thoại, ông Nguyễn Tất Hòa, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Anh Sơn thừa nhận sự việc.

 

Ông Hòa cho biết việc chặt, đốn hạ cây cao trong rừng phòng hộ là sai phạm.

 

“Hiện Sở NN&PTNT Nghệ An đã đình chỉ việc phát thực bì tại Cao Vều. Chúng tôi cũng đang làm báo cáo giải trình vụ việc này”, ông Hòa cho biết.

 

Theo thông tin VietNamNet có đươc, lực lượng PC49, CA Nghệ An phối hợp Đồn biên phòng Phúc Sơn và kiểm lâm địa phương bắt giữ số lượng lớn gỗ tròn ở gần khu vực xảy ra sự việc.

 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tất Hòa khẳng định số gỗ này không liên quan đến việc phá rừng phòng hộ tại Trảm bảo vệ rừng Cao Vều.

 

Hiện Công an tỉnh Nghệ An đang khẩn trương điều tra vụ việc nghiêm trọng này.

Cao Thái - Theo Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rừng phòng hộ lại ‘tứa máu’

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI