Thứ bảy, 18/01/2025, 18:25:04 PM (GMT+7)

Rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là khu sinh quyển đẹp nhất khu vực Đông Nam Á

(20:09:47 PM 23/07/2020)
(Tin Môi Trường) - Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM) từng bị huỷ diệt hoá chất và chết gần một nửa nhưng nay đã phủ màu xanh tươi tốt.

 Rừng[-]ngập[-]mặn[-]Cần[-]Giờ[-]được[-]xem[-]là[-]khu[-]sinh[-]quyển[-]đẹp[-]nhất[-]khu[-]vực[-]Đông[-]Nam[-]Á

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP HCM)

Rừng[-]ngập[-]mặn[-]Cần[-]Giờ[-]được[-]xem[-]là[-]khu[-]sinh[-]quyển[-]đẹp[-]nhất[-]khu[-]vực[-]Đông[-]Nam[-]Á

Người dân TP HCM khi đi ngang qua khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM) sẽ thấy rất nhiều khỉ
 
Đó là chia sẻ của GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) Việt Nam tại buổi Hội thảo và kỷ niệm 20 năm quản lý và phát triển khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ vào sáng 23-7.
 
GS.TS Nguyễn Hoàng Trí dẫn chứng tại rừng Sác (tên gọi cũ của rừng ngập mặn Cần Giờ - PV) trước năm 1975 gần như bị huỷ diệt hoàn toàn bởi hoá chất diện cỏ và các chất hoá học của quân đội Mỹ. Ước tính 57% diện tích rừng bị chết. Lúc này, cánh rừng trở nên hoang hoá, khô cằn, nguồn tài nguyên động, thực vật rừng và thuỷ hải sản gần như bị huỷ diện, môi trường sinh thái ô nhiễm nặng nề. Việc tẩy và xử lý hoá chất sẽ phải kéo dài nhiều năm và công tác khắc phục rất khó khăn.
 
Sau này, huyện Duyên Hải (tỉnh Đồng Nai) được chuyển về TP HCM quản lý và đổi tiên thành huyện Cần Giờ. Lúc này TP HCM huy động hàng ngàn người tham gia công tác bảo vệ rừng.
 
"Năm 1999 trên bản đồ sinh quyển thế giới không có một khu nào tại Việt Nam. Tuy nhiên năm 2000 bắt đầu hình thành địa chỉ đầu tiên. Các chuyên gia thế giới nhìn vào và nhận định, từ một khu đầy chất độc hoá học qua mấy mươi năm đã tạo ra đa dạng sinh học. Đây là rừng ngập mặn khôi phục nhanh và đẹp nhất khu vực Đông Nam Á", GS.TS Nguyễn Hoàng Trí nói.
 
Rừng[-]ngập[-]mặn[-]Cần[-]Giờ[-]được[-]xem[-]là[-]khu[-]sinh[-]quyển[-]đẹp[-]nhất[-]khu[-]vực[-]Đông[-]Nam[-]Á
GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) Việt Nam

Rừng[-]ngập[-]mặn[-]Cần[-]Giờ[-]được[-]xem[-]là[-]khu[-]sinh[-]quyển[-]đẹp[-]nhất[-]khu[-]vực[-]Đông[-]Nam[-]Á 

Một góc khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Rừng[-]ngập[-]mặn[-]Cần[-]Giờ[-]được[-]xem[-]là[-]khu[-]sinh[-]quyển[-]đẹp[-]nhất[-]khu[-]vực[-]Đông[-]Nam[-]Á 

Diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm hơn 83% diện tích rừng ngập mặn tại vùng Đông Nam Bộ.
 
Trong tài liệu báo cáo, TS Nguyễn Chí Thành, Phó Chủ tịch Hội Đất ngập nước Việt Nam, GIám đốc  Trung tâm Nghiên cứu rừng và đất ngập nước cho biết nhìn qua hệ thống ảnh vệ tinh và trên bản đồ sẽ nhận thấy rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM) phủ lên một màu xanh rất đẹp. Khu rừng có yếu tố quan trọng và chi phối hệ sinh thái ngập nước ở Cần Giờ. 
 
Điều bất cập, theo TS Nguyễn Chí  Thành, thời điểm hiện nay rừng đước đã đạt 30 tuổi, mật độ cây rất cao nhưng chưa một lần tỉa thưa như các biện pháp lâm sinh bắt buộc. Hậu quả hiện nay cây không còn không gian dinh dưỡng, sâu bệnh phát triển, đặc biệt sâu đục thân.
 
"Các nhà khoa học gần đây kết luận chất lượng rừng đước Cần Giờ đang suy giảm về sinh trưởng; Tình hình sâu bệnh hại tăng theo tuổi rừng và mật độ cây rừng", TS Nguyễn Chí Thành nêu.
 
Theo TS Nguyễn Chí  Thành, cần quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của rừng ngập mặn Cần Giờ là rừng phòng hộ, chắn sóng, lấn biển.
 
PGS.TS Viên Ngọc Nam, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM đưa ra thực trạng hiện nay tình trạng xói mòn, sạt lở ven sông đã làm giảm đa dạng sinh vật; Nước ô nhiễm do nước thải và vận tải biển đã ảnh hưởng lớn đến phân bố loài. 
 
Rừng[-]ngập[-]mặn[-]Cần[-]Giờ[-]được[-]xem[-]là[-]khu[-]sinh[-]quyển[-]đẹp[-]nhất[-]khu[-]vực[-]Đông[-]Nam[-]Á
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ nhìn từ thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ)

Rừng[-]ngập[-]mặn[-]Cần[-]Giờ[-]được[-]xem[-]là[-]khu[-]sinh[-]quyển[-]đẹp[-]nhất[-]khu[-]vực[-]Đông[-]Nam[-]Á 

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có hàng ngàn loài động, thực vật sinh sống.
Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho biết hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ đang là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đơn củ như: Cóc đỏ, rái cá, mèo cá... Diện tích rừng vào năm 2010 hơn 30.000 ha nhưng nay đã lên 32.000 ha.
 
Bình quân mỗi năm có hơn 2 triệu lượt khách du lịch tìm đến tham quan.
(NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là khu sinh quyển đẹp nhất khu vực Đông Nam Á

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI