Tài nguyên - Thiên nhiên
Quy hoạch "bức tử" bãi biển Nha Trang
(11:26:42 AM 21/02/2014)Bản vẽ phối cảnh mặt đứng minh họa khu khách sạn Water Fall cao 40 tầng và cao ốc vườn Phoenix cao 45 tầng nằm trong tổ hợp dịch vụ đa năng phía nam cầu Trần Phú theo quy hoạch mới, có nguy cơ phá vỡ không gian đặc hữu của bờ biển Nha Trang.
Theo ông An, quy hoạch này đặt dấu chấm hết cho sự trỗi dậy của nền kinh tế biển, kinh tế du lịch đầy triển vọng ở Nha Trang. Tuổi Trẻ xin trích giới thiệu một số ý kiến phản biện của ông dưới đây.
“Hợp lý hóa” cho các dự án?
Khu vực bãi biển Nha Trang hiện nay đúng như trong quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 đã nhận xét: rất thô sơ, đơn điệu, thiếu thẩm mỹ, chia cắt, phá “vụn” sự thống nhất cảnh quan thiên nhiên và làm giảm giá trị chức năng “công viên ven biển Nha Trang”. Hiện chỉ có quảng trường, công viên nhỏ, khu vui chơi, vài nhà hàng, quán cà phê, vài trạm bảo vệ, vài điểm giữ xe thu tiền, resort AnaMandara...
Thế nhưng, nội dung của quy hoạch 1/2.000 ở bãi biển Nha Trang đang được xem xét thì lại phân vùng quá “vụn” làm cho không gian bờ biển phía đông vốn thoáng, rộng rãi trở nên rối rắm, chật hẹp, mất tính hấp dẫn và ưu thế cạnh tranh của một bãi biển.
Trong báo cáo quy hoạch có đề xuất rất nhiều hạng mục công trình như: công viên du thuyền Peacock, công viên Nha Trang Sao, khu cao ốc vườn Phoenix trên mặt biển, năm trung tâm đại dương và bảy bến du thuyền, cà phê trên ngọn cây, công viên Buddha, nhà hàng trên không... Không rõ đây là các dự án đã có văn bản cho phép đầu tư hay chỉ do các tác giả quy hoạch phân vùng “vẽ” ra?
Dư luận lo ngại quy hoạch phân khu 1/2.000 “hợp lý hóa” về mặt bằng cho các dự án đã được cấp phép đầu tư? Còn theo tôi, nếu các công trình trên chưa có cấp phép thì tính khả thi của đồ án không cao.
TSKH Nguyễn Tác An - Ảnh: P.S.N.
Làm hỏng ý tưởng nhân văn
Một trong các cơ sở pháp lý cơ bản và căn cứ để xây dựng quy hoạch đối với bãi biển Nha Trang là ba quyết định quy hoạch đã được phê duyệt từ nhiều năm trước đây.
Đó là quy hoạch chi tiết công viên ven biển Trần Phú, năm 1995; quy hoạch chung xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Nha Trang, năm 2011 và quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025, năm 2012.
Thế nhưng, các nội dung đề xuất của báo cáo quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 đã nêu lại chưa được phù hợp và đáp ứng đầy đủ so với các mục tiêu cơ bản của ba đồ án quy hoạch phát triển Nha Trang đã được phê duyệt đó.
Trong quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025 đã được phê duyệt có quy định: “Chuỗi không gian ven biển là không gian phục vụ công cộng kết hợp phục vụ du lịch”.
Nhà quy hoạch phân khu 1/2.000 giải nghĩa quy định này như sau: “Điều này có nghĩa là cho phép xây dựng các công trình dịch vụ du lịch...
Bên cạnh chức năng chính là công viên cây xanh, cần đa dạng hóa các chức năng và loại hình hoạt động khác cho dải ven biển để khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, bao gồm thương mại, dịch vụ giải trí và du lịch”.
Theo tôi, giải nghĩa như vậy là làm hỏng ý tưởng sâu xa và nhân văn của yêu cầu trong quy hoạch được phê duyệt đã đặt ra. Cần phải hiểu rõ du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, cần xây dựng các loại công trình dịch vụ gì.
Chứ có lẽ không phải chỉ là các điểm thương mại, các bãi đỗ xe thu tiền, các quán cà phê, nhà hàng ăn uống... như các công trình hiện có ở ven biển phía đông đường Trần Phú, TP Nha Trang.
Bởi nó đang phá vỡ cảnh quan bờ biển, không có tính thẩm mỹ, không có giá trị văn hóa và đặc trưng phát triển mang tính thời đại, chỉ có mang lại lợi ích kinh tế nhỏ cho một nhóm người nào đó mà thôi...
Vấn đề “Đa dạng hóa chức năng và các loại hình hoạt động” cũng cần thảo luận và phải khẳng định rõ ràng: chức năng thương mại không phù hợp đối với các loại hình hoạt động trong công viên công cộng ở ven biển, nhất là bờ biển vịnh Nha Trang - có chức năng là vùng đệm bảo vệ khu bảo tồn vịnh Nha Trang và là đòn bẩy cho phát triển kinh tế biển Nha Trang.
Nguy cơ “bêtông hóa”, “thương mại hóa”
Điểm mạnh của vùng phía đông đường Trần Phú, TP Nha Trang, theo tôi đó là đặc điểm nguyên sơ, ít bị chia cắt, ít có dấu hiệu can thiệp thô bạo của con người, nhất là vịnh biển bãi cát, bãi tắm.
Còn hệ thống đảo ven biển với đặc trưng tự nhiên hấp dẫn là không gian bờ biển yên tĩnh, rộng, thoáng, màu xanh của biển, màu trắng của cát, màu xanh của cây cối. Có thể coi đây là giá trị “độc quyền địa lý” trong phát triển kinh tế biển (theo khái niệm của Fredmen, 1994).
Về tầm nhìn, nên lưu ý hai đặc trưng: một là tính thời đại (thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương - các quốc gia đều nhìn ra biển để xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển mang đậm dấu ấn của biển); hai là tính địa phương: Nha Trang - Khánh Hòa là thành phố biển, kinh tế chính là kinh tế biển.
Xu thế du lịch hiện nay đang chảy về với các quốc gia biển đảo ở giữa các đại dương vì tính nguyên sơ, môi trường yên tĩnh, trong lành, xa cách thế giới với nguy cơ “bêtông hóa” và “thương mại hóa”. Do đó, trong ý tưởng quy hoạch ven bờ vịnh Nha Trang phải tránh những nguy cơ đó.
Một thách thức với bãi biển Nha Trang
Theo TSKH Nguyễn Tác An, một trong các thách thức với bãi biển Nha Trang hiện nay đó là chất lượng môi trường, hệ thống bãi cát, bãi tắm, nước biển đang xuống cấp, màu trắng của bãi cát đang chuyển sang màu vàng sẫm. Mức hấp dẫn tắm biển đang ngày càng mất dần, đa dạng sinh học của hệ sinh thái bãi tắm, bãi cát, ven biển đang dần dần biến mất, chức năng sinh thái, điều tiết của bãi tắm ven biển cũng đang suy kiệt theo thời gian.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.