Chủ nhật, 19/01/2025, 19:58:13 PM (GMT+7)

Quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên biển đảo

(09:40:03 AM 03/06/2016)
(Tin Môi Trường) - Biển và vùng bờ biển nước ta là nơi tập trung các hoạt động kinh tế khác nhau và vẫn chủ yếu được quản lý theo ngành. Mà, các ngành thì thường chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát triển kinh tế, do đó các mục tiêu xã hội và môi trường ít được ưu tiên, chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình. Điều đó dẫn đến tính toàn vẹn và tính liên kết của các hệ thống tự nhiên vùng bờ bị chia cắt, mâu thuẫn sử dụng lợi ích tài nguyên ngày càng tăng, ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động phát triển bền vững.

Quản[-]lý[-]và[-]khai[-]thác[-]hiệu[-]quả[-]tài[-]nguyên[-]biển[-]đảo


* Khắc phục những bất cập trong quản lý

Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Thạnh, Viện Tài nguyên và Môi trường biển nhận xét, hiện các cơ quan quản lý biển còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ trong khi có những mảng trống bị bỏ ngỏ. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và các tổ chức phi chính phủ trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển, đặc biệt vùng ven bờ. Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Cho đến nay quản lý môi trường biển, ven biển và hải đảo vẫn được rập khuôn theo cách tiếp cận của ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, chưa tính đến đặc điểm về tính chất xuyên biên giới, đa ngành, đa mục đích sử dụng cho nên hiệu qủa quản lý yếu kém và bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập.

Một nguyên nhân cũng cần phải kể đến là việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vưc bảo vệ môi trường cũng như việc tham gia ký kết và thực thi các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Do đó, Việt Nam cần tích cực tham gia hơn nữa các điều ước ở phạm vi thế giới và khu vực về vấn đề bảo vệ môi trường biển. Các điều ước quốc tế ở lĩnh vực này mà Việt Nam đã tham gia bao gồm: Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNLOSC) là Bộ luật hoàn chỉnh nhất về biển, dành phần XII quy định việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển gồm có 11 mục và 46 điều khoản (từ điều 192 đến 237). Việc tham gia vào Công ước này tạo cơ sở pháp lý giúp chúng ta bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm biển chung.

Điểm nổi bật của Công ước là xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm. Công ước quốc tế ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78) ra đời năm 1973. Đây là Bộ luật chuyên ngành hàng hải của thế giới đã được thông qua tại hội nghị Quốc tế về ô nhiễm biển. Công ước đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do tai nạn hoặc do vận chuyển hàng hoá dầu mỏ, nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu.

Nhà nước và Chính phủ cần thực hiện các chủ trương như tăng cường việc thực hiện bảo vệ môi trường, việc thực thi Luật đối với dải ven biển ở cấp tỉnh và huyện; tiến hành kiểm soát trên phạm vi toàn vùng biển hiện tượng thải dầu cặn và có kế hoạch, biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu; xử lý, phòng ngừa ô nhiễm dầu có nguồn gốc đất liền. Việc quản lý nguồn nước ở các hệ thống sông ngòi cũng rất quan trọng, bởi vì các nhánh sông phần lớn đều đổ ra biển.

 

Quản[-]lý[-]và[-]khai[-]thác[-]hiệu[-]quả[-]tài[-]nguyên[-]biển[-]đảo



* Khai thác tiềm năng hệ thống đảo

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Biển nước ta có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích khoảng 1.700 km2, trong đó có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km2 bao gồm Phú Quốc ( tỉnh Kiên Giang), Cái Bầu (Quảng Ninh) và Cát Bà (thành phố Hải Phòng), 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng trên 1.400 đảo nhỏ chưa có tên.

Các đảo được cấu tạo bởi các thành tạo địa chất tuổi khác nhau, nên hình thù và các đặc trưng về đất, đá cũng rất khác nhau. Độc đáo nhất là quần thể đảo đá vôi bị karst hóa với các giá trị toàn cầu và quốc gia phân bố tập trung ở khu vực vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), quần đảo Cát Bà và quần đảo Long Châu (Hải Phòng). Đảo là một loại hình hệ sinh thái đặc thù, chúng hợp thành cụm đảo, quần đảo và hệ thống đảo quốc gia. Điều đáng chú ý là hệ thống đảo của nước ta phân bố tự nhiên thành các tuyến, ngoài cùng là "tấm bình phong” Hoàng Sa và Trường Sa.

Cho nên về ý nghĩa kinh tế có thể ví mỗi hòn đảo là “một hòn ngọc xanh” trên nền biển bạc. Về mặt chủ quyền mỗi hòn đảo như “một cột mốc chủ quyền tự nhiên” của quốc gia và về mặt an ninh quốc phòng, mỗi đảo như một “chiến hạm” không thể đánh chìm. Các tuyến đảo và quần đảo không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông, mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với đất nước. Nhiều cụm đảo ở nước ta có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế biển - đảo và dịch vụ hậu cần cho các hoạt động biển xa nói chung và cho các hoạt động khai thác biển, du lịch quốc gia nói riêng. Các cụm đảo và khu vực ven biển kết hợp tạo ra những khu vực có lợi thế địa lý rất quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển Tổ quốc.

Các đảo, cụm đảo có lợi thế địa lý, diện tích lớn, đông dân cư như Phú Quốc, Vân Đồn, Côn Đảo, Cát Bà, Lý Sơn... có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế hải đảo toàn diện, hiện đại. Các khu kinh tế đảo như vậy đóng vai trò như những “cực phát triển”, ảnh hưởng lan tỏa ra vùng biển xung quanh; là các “mối tiếp nối” quan trọng giữa dải ven biển và các vùng biển phía ngoài trong bình đồ tổ chức không gian biển cho phát triển kinh tế cả nước. Bên cạnh các giá trị cảnh quan nổi, quanh đảo còn quy tụ các hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi hải sản, với phát triển nghề cá nói chung, nghề cá giải trí nói riêng và du lịch biển-đảo. Trên đảo có các làng cá, di tích văn hoá và lịch sử thuần Việt phản ánh “văn hoá vạn chài” hay còn gọi chung là “văn hóa ứng xử biển cả”, góp phần tạo ra các giá trị du lịch nghề cá mà đến nay chưa được khai thác và phát triển theo đúng nghĩa của nó.

Trong số hơn 200 đảo lớn nhỏ con người có thể ra sinh sống và phát triển kinh tế ở nước ta, mới chỉ có 66 đảo có người sinh sống với trên 240.000 người và mật độ dân số khoảng 95 người/km2 (năm 2010), riêng đảo Lý Sơn trên 2.000 người/km2 (năm 2014). Tại Quyết định số 186 ngày 24/1/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt xây dựng 5 “Đảo Thanh niên” để gắn phát triển kinh tế với bảo vệ vững chắc biển đảo. Trong số đó xây 3 đảo mới: Đảo Trần thuộc huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh; đảo Hòn Chuối thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau; đảo Thổ Châu thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và tiếp tục đầu tư xây dựng Đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng và đảo Thanh niên Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Như vậy, còn khoảng 2.800 đảo nhỏ hoang sơ, không đủ điều kiện con người ra sinh sống mà chỉ thích hợp với đời sống của các loài sinh vật hoang dã khác vẫn chưa được khai thác, sử dụng và quản lý cụ thể.

Năm 2010, Chính phủ đã cho triển khai “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hệ thống đảo Việt Nam đến năm 2020” theo cách tiếp cận quy hoạch truyền thống, nên số lượng đảo nhỏ hoang sơ nói trên chưa được đề cập xứng tầm. Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi cho rằng, trục chính của kinh tế đảo nói chung và đặc biệt đối với các đảo nhỏ trong trường hợp của nước ta là du lịch sinh thái gắn với nghề cá giải trí và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Các hoạt động khác được xem là những dịch vụ hỗ trợ cần phát triển nhưng không phải là “mũi nhọn” trong dài hạn. Tùy thuộc lợi thế vùng miền, mỗi cụm đảo và từng đảo riêng biệt, khi quy hoạch chúng ta phải chú ý khai thác tính đặc thù, lợi thế so sánh của nó để không mắc bệnh “hội chứng” trong phát triển. Cần cơ chế đặc thù, cởi mở hơn.

Trong lĩnh vực biển đảo Việt Nam phải từng bước chuyển từ “kinh tế biển nâu” sang “kinh tế biển xanh” dựa vào bảo tồn thiên nhiên và văn hóa biển, đảo. Khi ấy, các ngành nghề mới sẽ xuất hiện, tạo ra công ăn việc làm mới cho người dân ven biển, trên các đảo, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế người dân, làm thay đổi nhận thức và hành vi cá nhân, người dân sẽ bám biển làm giàu cho gia đình, quê hương và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

VĂN HÀO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên biển đảo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI