Tài nguyên - Thiên nhiên
Phú Quốc mất ngủ vì nguy cơ cháy rừng
(16:20:37 PM 18/03/2013)Đã từng cháy rừng nhiều lần ở Phú Quốc
Theo đó, huyện đảo Phú Quốc xây dựng lực lượng phòng chống cháy rừng (PCCR) khoảng 1.100 người tại các đơn vị, gồm: Vườn Quốc gia Phú Quốc, Hạt kiểm lâm, Tiểu đoàn bộ binh 860, Tiểu đoàn pháo binh, Đại đội pháo phòng không, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông, Tiểu khu 55 Biên phòng, các xã và thị trấn có rừng. Trên cơ sở đó thành lập các tổ, đội phân công trực chiến 24/24 kịp thời dập tắt lửa khi phát hiện cháy. Huyện chuẩn bị sẵn sàng công cụ PCCR như: máy bơm và ống nước các loại, bình chữa cháy, máy thổi gió, máy cưa, thùng tưới nước, vỉ dập lửa, quần áo chữa cháy, xe chữa cháy chuyên dụng, xe cơ động…; xây dựng tháp quan sát và nhiều chòi canh lửa trên lâm phần; nạo vét, đào mới giếng khơi phòng cháy chữa cháy; san ủi các đường băng cản lửa ven rừng ở những khu đồng cỏ, đồng tranh, dây leo, cây bụi có nguy cơ cháy lan vào rừng. Bên cạnh đó, ngành chức năng phối hợp với các địa phương trên địa bàn huyện tổ chức họp dân tuyên truyền gắn với thực hiện ký cam kết về PCCR, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng. Nghiêm cấm tuyệt đối người dân vào rừng dọn vườn, tận thu lâm sản, đốt rẫy và thông báo cho mọi người hạn chế đi lại trên các tuyến đường cắt ngang qua rừng, đóng cửa rừng vào giai đoạn cao điểm mùa khô.
Rừng trên đảo Phú Quốc, gồm: rừng đặc dụng 29.596 ha, tập trung chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và hơn 7.000 rừng phòng hộ. Rừng ở đây nằm trên địa hình đồi núi hiểm trở lại bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Vào mùa khô, nguồn nước ở các sông, suối luôn bị cạn kiệt, thảm thực vật khô dày rất dễ cháy nên công tác PCCR gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nước. Đặc biệt, khi cháy xảy ra thì cháy lướt, cháy lan rất nhanh, tạo thành cháy lớn rất khó dập tắt. Đó còn chưa kể, khi xảy ra cháy rừng trên các ngọn núi cao thì chữa cháy hầu như chỉ bằng thùng hoa sen tưới nước dập lửa, thiếu phương tiện chữa cháy chuyên dụng.
Mùa khô năm 2012, huyện đảo Phú Quốc xảy ra 11 vụ cháy rừng và dập tắt kịp thời, không gây cháy lớn. Nguyên nhân một số hộ dân sống ven rừng chưa ý thức được tác hại của nạn cháy rừng nên tự tiện đốt rẫy, dọn vườn và đốt đồng bừa bãi làm cháy lan vào rừng. Nguy hiểm hơn, một số người dân sử dụng lửa bất cẩn trong sinh hoạt hoặc khách du lịch vô tình vứt tàn thuốc xuống lớp thực bì khô giòn gây cháy. Đặc biệt có những trường hợp lâm tặc cố tình đốt rừng ban đêm nhằm đánh lạc hướng kiểm lâm để vận chuyển gỗ trái phép trong đêm khuya hay trả thù lực lượng kiểm lâm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.