Tài nguyên - Thiên nhiên
Phú Yên: Mất hơn 100 héc ta rừng chỉ trong 1 tuần
(10:32:45 AM 11/05/2016)
Chỉ xảy ra trong thời gian khoảng 1 tuần, hơn 108,7ha bị triệt hạ. Trong đó, hơn 21ha rừng phòng hộ xung yếu đầu nguồn - Ảnh: An Nguyên
“Vụ phá rừng bắt đầu từ ngày 24-4. Đến ngày 26-4, cán bộ kiểm lâm phát hiện đã trực tiếp vận động, ngăn chặn người dân ngưng phát chặt rừng. Tuy nhiên, các đối tượng vi phạm vẫn cố tình tiếp tục vào rừng chặt phá. Đến khi tình hình quá phức tạp, chúng tôi đã báo cáo lãnh đạo huyện hỗ trợ ngăn chặn” - ông Tâm nói.
Khu vục rừng bị chặt phá là các tiểu khu 83 và 90 thuộc vùng giáp ranh hai xã Xuân Quang 1 và Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân. Đặc biệt, trong đó có hơn 21ha rừng phòng hộ xung yếu đầu nguồn.
Ông Đặng Ngọc Anh, Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, cho biết: “Hiện chưa xác định được đối tượng cụ thể đứng đằng sau vụ phá rừng này là ai nhưng qua thông tin thì có một số đối tượng cấp tiền cho người dân để thực hiện vụ chặt phá rừng này. Đoàn công tác của huyện sẽ kiểm tra, xác định rõ những đối tượng nào để xử lí thích đáng”.
Ông Anh cũng cho biết sẽ kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo hai xã Phú Mỡ và Xuân Quang. “Lãnh đạo hai xã này có trách nhiệm là chủ rừng nhưng đã chậm phát hiện, báo cáo các ngành chức năng kịp thời xử lý, để vụ việc xảy ra nghiêm trọng” - ông Anh nói.
Được biết, Phú Mỡ và Xuân Quang 1 là hai xã miền núi thuộc vùng khô hạn, thường xảy ra thiếu nước. Theo các cán bộ lâm nghiệp, vùng này để có được một cây rừng có đường kính 10cm có thể phải tốn hàng chục năm, thậm chí nhiều hơn.
Theo tính toán, muốn phục hồi những cánh rừng như vậy có thể phải mất hàng chục năm nữa.
Hàng trăm cây rừng có đường kính 30-50cm bị đốn hạ - Ảnh: An Nguyên
Chỉ trong khoảng 1 tuần, hơn 108,7ha bị triệt hạ - Ảnh: An Nguyên
Hàng trăm cây rừng có đường kính 30 - 50cm bị đốn hạ - Ảnh: An Nguyên
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.