Thứ sáu, 22/11/2024, 19:53:08 PM (GMT+7)

Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Cù Lao Dung

(13:43:01 PM 23/06/2018)
(Tin Môi Trường) - Cù Lao Dung là một huyện đảo thuộc tỉnh Sóc Trăng, nằm ở cuối nguồn sông Hậu, phía Nam giáp với Biển Đông với những bãi bồi ven biển phủ một màu xanh của cây trái và của những cánh rừng...đã tạo nên một bức tranh tổng thể về vùng đất thanh bình, phong phú hệ động, thực vật và giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của vùng đất phương Nam.

Phát[-]triển[-]du[-]lịch[-]sinh[-]thái[-]gắn[-]với[-]bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]ở[-]Cù[-]Lao[-]Dung[-]

Ảnh: IE


* Đa dạng các loài và đặc sắc văn hóa 
 
Nhờ có địa hình bằng phẳng, được bao bọc bởi bốn bề sông nước và hệ thống sông rạch chằng chịt, Cù Lao Dung có ba vùng sinh thái tự nhiên chủ yếu là vùng ngọt, vùng lợ và vùng nhiễm mặn. Các hệ sinh thái này đã tạo sự đa dạng về mặt sinh học với nhiều giống loài động vật quý, hiếm sinh sống tự nhiên và là nơi cư trú, sinh sản của các giống loài thủy, hải sản. 
 
Về các loài động vật,ở Cù Lao Dung, chiếm ưu thế là chim, cò, lưỡng thê và bò sát... Lớp chim có 77 loài thuộc 32 họ, 13 bộ, trong đó, có loài chim cốc đế nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao; lưỡng cư và bò sát có 15 loài, thuộc 10 họ và 2 bộ động vật; lớp thú, có 18 loài thuộc 9 họ và 5 bộ, trong đó, có loài khỉ đuôi dài có tên trong phụ lục IIB của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 22/4/2006 của Chính phủ. Loài khỉ này chủ yếu cư trú dưới những tán rừng ngập mặn với khoảng 3 - 4 đàn, số lượng 300 - 400 cá thể. Đây là đàn khỉ tự nhiên đã có từ lâu, nhưng từ trước đến nay việc quan sát theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đàn khỉ này chưa được thực hiện. Vì vậy, các nhà khoa học đang triển khai Đề án bảo tồn và phát triển đàn khỉ đuôi dài nhằm hướng đến việc xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo cho khu vực rừng ngập mặn Cù Lao Dung. 
 
Các bãi triều ven biển là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của thủy triều, nước lợ, nước mặn, quần thể thực vật phát triển chủ yếu là các loài cây ngập mặn như đước, bần, mắm, dà, vẹt, dừa nước, chà là, mái dầm và các loài ô rô, cóc kèn... Tại các giồng cát, quần thể thực vật chủ yếu là các loài trâm bầu, tre gai và các loại trúc, me keo, so đũa, rau dừa cạn, phi lao… Ngoài ra, nơi đây có các loài thủy, hải sản phong phú với 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực và nhiều loài cua, ghẹ, nhuyễn thể khác. Đặc biệt, nhiều diện tích đất cồn, bãi bồi ven biển còn hình thành các vùng nghêu, sò tự nhiên với sản lượng lớn. Tuy vậy, do khai thác thiếu bền vững, môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên thủy sản tự nhiên trên địa bàn huyện đang có xu hướng giảm cả về số lượng lẫn số loài. 
 
Những ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên và khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm giúp không khí ở Cù Lao Dung luôn trong lành, không bị ảnh hưởng bởi những âm thanh, tiếng ồn, phù hợp với những người thích du lịch khám phá và nghỉ dưỡng. Ở đầu dãy cù lao, du khách ngỡ ngàng, lôi cuốn bởi những vườn cây ăn trái ở xã An Thạnh Nhứt và An Thạnh Tây. Cây trái nơi đây có nhiều chủng loại có hương vị đặc trưng, ngọt ngào như xoài, nhãn, bưởi, cam, quýt, mãng cầu, sapô (hồng xiêm), măng cụt... Trong đó, một loại trái cây đặc sản là xoài Đài Loan, thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất này nên cho trái rất to, khoảng từ 1-2kg, vỏ có màu tím, vàng, xanh và hương vị thơm ngon. 
 
Xuôi về phía cuối dãy cù lao, du khách sẽ được ngắm nhìn những cánh đồng mía thênh thang xen lẫn hàng dừa cao xanh mướt, những rẫy hoa màu sắc rực rỡ tạo nên những nét chấm phá độc đáo. Đặc biệt, nằm ở vị trí cuối cùng của huyện Cù Lao Dung là xã An Thạnh Nam, có khu rừng bần ngập nước rộng khoảng 1.500 ha lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ cây bần, người dân đã tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn như canh chua cá bống sao, cá ngát, cá bông lau, cá tra bần nấu với trái bần chín; gỏi (nộm) bông bần; trái bần sống ăn với mắm sống… 
 
Bên cạnh những tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, Cù Lao Dung còn có những điểm du lịch truyền thống, với những di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia. Điển hình là Đền thờ Bác Hồ tọa lạc tại ấp Đền Thờ, xã An Thạnh Đông. Đây là một trong 8 di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia của tỉnh Sóc Trăng, được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận vào ngày 28/12/2001. Đền thờ Bác được xây dựng vào năm 1970, trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đến năm 2010, UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định đầu tư tôn tạo các hạng mục như Nhà tưởng niệm, Nhà trưng bày, Nhà hội, sân lễ, ao sen, cây xanh… Tiếp đến là Bia tưởng niệm Chiến thắng Rạch Già ở thị trấn Cù Lao Dung là Di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi đã diễn ra chiến công oanh liệt của quân và dân Cù Lao Dung, Long Phú nói chung trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 

* Du lịch gắn với bảo tồn 
 
Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái, UBND huyện Cù Lao Dung đã và đang tăng cường  công tác khảo sát, quy hoạch, xây dựng đề án phát triển các điểm du lịch; nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và người dân địa phương tiếp tục được triển khai, từng bước hình thành đội ngũ nhân sự làm công tác du lịch có tính chuyên nghiệp cao. Cùng với đó, huyện đang xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của Cù Lao Dung, tránh trùng lắp với các địa phương khác, phát huy truyền thống tốt đẹp, các nét văn hóa độc đáo của địa phương. 
 
Đồng thời, huyện sẽ ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, thu hút nhà đầu tư vào các dự án du lịch; tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu những những nét hấp dẫn, độc đáo về vùng đất và con người Cù Lao Dung. Huyện đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác với các công ty lữ hành, xây dựng tuyến, tour du lịch hấp dẫn để tổ chức đưa du khách đến với huyện đảo này. 
 
Về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, huyện tiếp tục xây dựng chương trình điều tra giám sát đối với các loài quý, hiếm để cập nhật số liệu cho công tác quản lý và bảo tồn loài; thiết lập và quản lý bền vững hệ thống rừng phòng hộ ven biển, bao gồm cả rừng ngập mặn; xây dựng và triển khai thí điểm các dự án về cơ chế phát triển sạch trong lâm nghiệp; tăng cường các sáng kiến quản lý đất lâm nghiệp bền vững gắn với giảm nghèo. Huyện khuyến khích cộng đồng địa phương chuyển sang sinh kế ít gây hại cho rừng ngập mặn hơn, đồng thời bảo vệ các loài thủy, hải sản quan trọng như cá hoặc tôm, nghêu, sò huyết, sinh vật sinh sống tại vùng bãi bồi, dưới tán rừng ngập mặn; tạo sinh kế ổn định định cho các hộ dân cư (trong đó chú trọng đến các hộ dân cư nghèo, đồng bào dân tộc… 
 
Với những lợi thế cảnh quan thiên nhiên, trong tương lai không xa, huyện đảo Cù Lao Dung sẽ trở thành “hòn ngọc xanh”, điểm đến du lịch thân thiện, hấp dẫn cho nhiều du khách trong và ngoài nước, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở Cù Lao Dung

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI