Tài nguyên - Thiên nhiên
Nghệ An siết chặt tình trạng vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng
(11:45:52 AM 26/07/2015)Nghệ An siết chặt tình trạng vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng -Ảnh minh họa: TL
Gần đây tại một số địa phương trong tỉnh Nghệ An có tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Đơn cử, tình trạng phá rừng khai thác gỗ non, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, phát đốt thực bì trồng rừng nguyên liệu xuất hiện tại huyện Con Cuông, Quỳ Châu. Tại các huyện Quế Phong, Tương Dương, Thanh Chương có tình trạng khai thác lâm sản rừng đầu nguồn trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ v.v... Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, tình trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến phá rừng hàng loạt, gây hậu quả xấu đến môi sinh, môi trường, làm mất nguồn tài nguyên rừng và gây dư luận không tốt trong người dân địa phương.
Từ thực tế trên, tỉnh Nghệ An yêu cầu UBND huyện Quỳ Châu và các ngành liên quan xác minh vụ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp trái phép xảy ra trên địa bàn. Tỉnh yêu cầu nếu phát hiện các trường hợp nhận đất, nhận rừng có rừng tự nhiên mà để các đối tượng vào khai thác, đốt thực bì để lấy đất trồng rừng thì lập biên bản xử lý về hành vi phá rừng trái phép.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương và các ngành liên quan thuộc các huyện Con Cuông, Thanh Chương... chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm quản lý địa bàn, vì đã để rừng bị khai thác, chặt phá, đốt nương làm rẫy trái quy hoạch mà không kiểm tra, phát hiện xử lý và báo cáo kịp thời.
Ngoài ra, tỉnh Nghệ An yêu cầu ngành kiểm lâm tổ chức lực lượng tuần tra rừng, nắm chắc mọi diễn biến tài nguyên rừng, phát hiện, xử lý nghiêm tình trạng khai thác rừng trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trái phép, nhất là ở các khu vực rừng thuộc các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt v.v...
Tại Nghệ An, công tác quản lý, bảo vệ rừng đang bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn, xuất hiện nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến Luật bảo vệ và Phát triển rừng. Điển hình, ngày 3/7, tại Tiểu khu 59, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, các lực lượng chức năng đã bắt quả tang 5 đối tượng đang chặt hạ 3 cây sa mu đỏ, thuộc nhóm 2A quý hiếm. Các đối tượng này gồm: Lương Văn Tâm (sinh 1975), Vi Văn Hoài (sinh 1979), Lữ Văn Dương (sinh 1976), Vi Văn Bình (sinh 1994), trú tại xã Thông Thụ (huyện Quế Phong); và Cao Minh Quyết (sinh 1986), trú tại xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp). Đây là những cây sa mu quý hiếm, có đường kính 2,5 đến 2,7m, cao 35 - 40 m, tương đương khoảng 200 m3 gỗ. Vụ chặt phá cây sa mu này được coi là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận. Ngày 9/7, công an huyện Quế Phong, Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng này; ngày 16/7, tỉnh ủy Nghệ An có công văn yêu cầu Ban Nội chính Tỉnh ủy Nghệ An theo dõi, tham mưu, chỉ đạo các ngành trong khối nội chính xử lý nghiêm các đối tượng chặt phá rừng trái phép tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.