Chủ nhật, 24/11/2024, 08:07:19 AM (GMT+7)

Mất hơn 1.300ha rừng ở Đắc Lắc vì... không rõ trách nhiệm

(14:48:29 PM 12/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Cuối năm 2014, đã phản ánh tình trạng lâm tặc hoành hành trong rừng sinh thái Bản Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) do Cty TNHH MTV caosu Đắc Lắc (Dakruco) quản lý. Từ đó đến nay, các cơ quan chức năng ở Đắc Lắc đã quyết liệt vào cuộc, nhưng rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá. Bất ngờ, mới đây Dakruco có văn bản giải trình, cho rằng Cty... không phải là đơn vị chủ rừng.

[-]Mất[-]rừng[-]hơn[-]1.300ha[-]rừng[-]ở[-]Đắc[-]Lắc[-]vì...[-]không[-]rõ[-]trách[-]nhiệm


Cổ phần hóa và mất... rừng


Tháng 5.2005, UBND tỉnh Đắc Lắc có quyết định cho Dakruco thuê hơn 1.300ha rừng tự nhiên, trong đó có 20ha đất quốc phòng tại xã Krông Na để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái - văn hóa Bản Đôn, Dakruco thành lập chi nhánh Trung tâm Nghỉ dưỡng sinh thái và spa Bản Đôn để quản lý dự án. 


Năm 2011, Dakruco cổ phần hóa chi nhánh này, thành Cty CP TMDL Bản Đôn. Sau khi cổ phần hóa, trung tâm du lịch này hoạt động kém hiệu quả, buông lỏng quản lý khiến hơn 1.300ha rừng bị tàn phá nặng nề. Ngày 2.2.2015, ông Nguyễn Hoài Dương - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đắc Lắc - cho biết, tình trạng phá rừng tại đây diễn ra nghiêm trọng hơn, không khác gì rừng vô chủ. 


Ông Dương còn liệt kê hàng loạt vụ phá rừng được cơ quan chức năng phát hiện: Tháng 6.2013, Hạt Kiểm lâm Buôn Đôn phát hiện 46m3 bị khai thác trái phép (Cơ quan CSĐT Công an huyện đã khởi tố 5 bị can); tháng 9.2014, phát hiện 10 cây gỗ quý bị khai thác (trong đó một cây giáng hương ở ngay trung tâm điều hành khu du lịch); từ tháng 10.2014 đến nay, tiếp tục phát hiện 6 vụ khác... 


Trước tình trạng trên, các cơ quan chức năng như Chi cục Kiểm lâm, Sở KHĐT, Sở TNMT, Huyện ủy và UBND huyện Buôn Đôn đã quyết liệt vào cuộc, hỗ trợ và hướng dẫn Dakruco triển khai phương án bảo vệ rừng. Đến ngày 17.9.2014, lực lượng của UBND huyện Buôn Đôn phát hiện Dakruco không thực hiện, tiếp tục buông lỏng công tác bảo vệ rừng. Do vậy UBND huyện đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đắc Lắc xem xét trách nhiệm của Dakruco và Cty CP TMDL Bản Đôn, thu hồi toàn bộ diện tích rừng.


Về phía Chi cục Kiểm lâm Đắc Lắc, ngày 11.12.2014, cũng đã có báo cáo gửi Sở NNPTNT, đề nghị sở tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xem xét, làm rõ trách nhiệm của Dakruco do để rừng bị khai thác trái phép trong một thời gian dài mà không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Trường hợp Dakruco không có khả năng tổ chức quản lý, bảo vệ rừng thì có thể xem xét thu hồi...


Dakruco... không phải chủ rừng?


Điều bất ngờ, ngày 11.12.2014, Dakruco có giải trình gửi các cơ quan chức năng, trong đó khẳng định mình... không phải đơn vị quản lý rừng. Các lý do được Dakruco nêu tại văn bản này là: Cty đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh thu hồi diện tích rừng nói trên, Cty đã bàn giao thực địa và toàn bộ hồ sơ liên quan cho Cty CP TMDL Bản Đôn, Cơ quan CSĐT Công an huyện Buôn Đôn (khi điều tra một vụ phá rừng) cũng xác định trách nhiệm chủ rừng thuộc Cty CP TMDL Bản Đôn chứ không phải Dakruco... 


Dakruco còn cho rằng, các cơ quan chức năng đã có sự nhầm lẫn khi gọi Cty CP TMDL Bản Đôn là đơn vị thành viên của Dakruco, bởi Dakruco chỉ là cổ đông (lớn) nên không thể can thiệp, chỉ đạo Cty CP TMDL Bản Đôn được. "Từ những căn cứ pháp lý nêu trên cho thấy... công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng trên thuộc về Cty TMDL Bản Đôn" - Dakruco giải trình.


Ngày 27.1, thêm một đoàn công tác do Chi cục Kiểm lâm chủ trì lại xác lập biên bản làm việc với Dakruco và Cty CP TMDL Bản Đôn. Ông Trương Văn Trưởng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắc Lắc - kết luận: "Chủ quản lý rừng vẫn là Dakruco, trách nhiệm để mất rừng thuộc về Cty CP TMDL Bản Đôn". Còn nguyên nhân của sự nhùng nhằng trách nhiệm, đoàn công tác xác định do Cty CP TMDL Bản Đôn chậm trễ nộp hồ sơ để Sở TNMT tham mưu UBND tỉnh ra quyết định cho thuê rừng, hạn đến ngày 13.2 phải báo cáo.


Một khu du lịch thường xuyên không hoạt động, chỉ có 3 bảo vệ trông coi tài sản, không có lực lượng bảo vệ rừng... đã cho thấy tinh thần trách nhiệm, năng lực của Cty CP TMDL Bản Đôn. Vậy Cty này tiếp tục xin thuê hơn 1.300ha rừng ở Bản Đôn để làm gì?

ĐẶNG TRUNG KIÊN/LĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mất hơn 1.300ha rừng ở Đắc Lắc vì... không rõ trách nhiệm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI