Tài nguyên - Thiên nhiên
Lũ Thái Lan đe dọa hàng triệu sinh vật biển
(22:51:00 PM 17/11/2011)
Ước tính 10 tỷ mét khối nước lũ sẽ mang theo các chất ô nhiễm đổ vào vịnh Thái Lan, đe đọa đến hàng triệu sinh vật biển. Ảnh: AFP |
Chính quyền Thái Lan cảnh báo những ngư dân ở khu vực vịnh Thái Lan chủ động bảo vệ các khu nuôi trồng thủy hải sản khi ước tính 10 tỷ mét khối nước sẽ đổ vào vịnh và hòa loãng nước biển trong tháng tới.
Ông Pramot Sojisuporn, thuộc Cục Khoa học Hàng hải, đại học Chulalongkorn, Bangkok, cho biết trữ lượng nước khổng lồ đổ vào vịnh trong tháng tới sẽ làm giảm nồng độ muối ở mức thông thường là 32 phần nghìn xuống còn hai phần nghìn và nước ở vịnh sẽ giống nước ngọt.
"Nguồn nước ngọt đổ vào biển sẽ không ảnh hưởng đến các loài cá nhưng có thể làm chết các sinh vật sống trong bùn như trai", ông nói trên AFP.
Nuôi trồng thủy sản như cá, tôm, sò, hàu, trai... là một trong những trụ cột của kinh tế vùng vịnh Thái Lan. Đây cũng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề khi nước biển giảm độ mặn. Hôm 14/11, Bộ Ngư nghiệp yêu cầu các ngư dân ở tỉnh Samut Sakhorn, phía nam Bangkok, và các ngư dân phía tây thủ đô, nhanh chóng thu hoạch hoặc di dời và ngăn lũ ở các ao hồ nuôi trồng thủy sản. Những loài sinh vật nhỏ thường nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng và độ mặn của nước vì thế chúng có thể chết và trở thành thức ăn cho các loài cá lớn hơn, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm.
Một mối đe dọa khác đối với sự sống của các sinh vật biển là các chất ô nhiễm trong nước lũ, thoát ra từ các khu sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. "Vịnh Thái Lan là một hệ thống kín, được bao quanh bởi đất liền. Các chất hóa học sẽ theo nước lũ đổ vào vịnh và không có đường thoát", một nhà môi trường cho biết.
Một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Chulalongkorn sẽ bắt đầu kiểm tra nguồn nước ở vịnh Thái Lan vào tuần tới nhằm dự đoán độ hòa tan và lan rộng của lượng nước ngọt sắp đổ vào đây. Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan cũng sẽ thành lập khoảng 50 điểm kiểm định chất lượng nước quanh vịnh và ở cửa sông Chao Phraya, con sông chính chảy qua Bangkok.
"Chúng ta phải kiểm soát một lượng nước lớn vì thể cần xem xét mức độ và thời gian ảnh hưởng của nó đến sinh vật biển, cũng như thời gian để phục hồi sau ảnh hưởng", một quan chức bộ nói.
Cơn lũ lịch sử đã kéo dài sang tháng thứ tư tại Thái Lan, làm ngập một phần ba diện tích nước này, khiến 567 người thiệt mạng và gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ USD. Hiện nước lũ đã bắt đầu rút tại các tỉnh phía bắc và một số quận của Bangkok nhưng các quận phía tây và đông thủ đô dự đoán sẽ còn phải chịu cảnh ngập lụt đến năm sau.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.