Thứ tư, 22/01/2025, 22:05:09 PM (GMT+7)

Kiên Giang quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

(07:51:22 AM 25/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Kiên Giang đầu tư hơn 566 tỷ đồng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 từ nguồn ngân sách trung ương, nước ngoài tài trợ, vốn doanh nghiệp, liên doanh liên kết, hộ gia đình và vốn khác.


Ảnh minh họa


Sau khi điều chỉnh, tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2020 là 85.725,9 ha, chiếm 13,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm: rừng đặc dụng 38.598,7 ha, rừng phòng hộ 33.699,8 ha, rừng sản xuất 13.427,4 ha. Theo đó, tỉnh triển khai thực hiện bảo vệ hơn 76.662 ha rừng; khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng và phòng hộ 2.590 ha; trồng rừng mới trên diện tích đất trống có đủ điều kiện trồng rừng, các bãi bồi, bãi lở nhẹ vùng ven biển gần 10.000 ha; trồng lại rừng trên diện tích khai thác 7.824 ha và trồng 20 triệu cây phân tán. Tỉnh xây dựng 7 vườn ươm giống cây rừng, tổng diện tích 31 ha, nhằm cung cấp khoảng 10 triệu cây giống/năm; sửa chữa, xây dựng mới 55 trạm bảo vệ rừng và chòi canh lửa trên các lâm phần; nâng cấp, xây dựng hơn 460 km đường lâm nghiệp, hệ thống đê bao, đường băng cản lửa. 


Tỉnh thiết lập hệ thống quản lý, phát triển rừng và sử dụng bền vững diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp; tập trung bảo vệ rừng phòng hộ ven biển nhằm góp phần phòng chống, giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra; quản lý bảo vệ tốt những khu rừng đặc dụng hiện có; bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng đặc trưng, tăng cường tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng, phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và vùng hải đảo. Tỉnh đặt mục tiêu nâng độ che phủ của rừng đến năm 2020 đạt 14,5% so với diện tích đất tự nhiên của tỉnh. 

Tỉnh quản lý bền vững và khai thác có hiệu quả rừng sản xuất; quy hoạch hợp lý, bảo vệ sử dụng tốt rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng thông qua cơ chế chính sách phát triển du lịch sinh thái, phòng hộ chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước; tạo thêm nhiều việc làm mới trong lâm nghiệp, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm hộ nghèo trong những vùng lâm nghiệp trọng điểm trên cơ sở có sự tham gia của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội vào hoạt động lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường.

(Nguồn: Lê Huy Hải/ TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiên Giang quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI