Tài nguyên - Thiên nhiên
Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ-nền tảng quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường
(11:35:49 AM 26/06/2013)Một góc Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ - Ảnh IE
Do đó việc hình thành Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ là nền tảng để tỉnh Quảng Trị thực hiện việc quản lý tài nguyên và môi trường biển, hải đảo một cách tổng hợp, thống nhất và có hiệu quả theo Nghị định 25 của Chính phủ. Đồng thời có ý nghĩa pháp lý to lớn vì góp thêm cơ sở và cung cấp các công cụ hành chính, pháp luật trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển, đảo trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ được thành lập theo Quyết định 2090 ngày 14/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị, chính thức đi vào hoạt động ngày 21/4/2010 tại huyện đảo Cồn Cỏ, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về khái niệm đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên biển và công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên biển cho hôm nay và thế hệ mai sau.
Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ có tổng diện tích 4.532 ha, bao gồm 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 534 ha; phân khu phục hồi sinh thái 1.392 ha; phân khu phát triển 2.376 ha. Về mức độ đa dạng sinh học, đến nay đã phát hiện có khoảng 113 loài san hô, 57 loài rong cỏ biển, 67 loài động vật đáy, 19 loài giáp xác, 224 loài cá biển khơi, 87 loài cá rạn san hô, 164 loài thực vật phù du, 68 loài/nhóm động vật phù du; trong đó có nhiều loài hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, ghẹ, hải sâm, vẹm xanh, điệp, cá thu, cá mú, cua biển, mực, san hô sừng.
Tổng trữ lượng nguồn hải sản vùng biển đảo Cồn Cỏ ước tính đạt khoảng 40.000 tấn, sản lượng khai thác bền vững khoảng 12.000 tấn/năm. Ngoài ra, một loài đặc trưng ở Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ không thể không kể đến là loài cua đá, có chất lượng và giá trị kinh tế cao, đã từng đi vào thơ ca về một thời chiến đấu anh dũng kiên cường của quân dân trên đảo, hiện nay đang được chính quyền địa phương nỗ lực bảo vệ.
Tại Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, rạn san hô có tầm quan trọng rất lớn đối với nguồn tài nguyên thủy sản, cũng như ảnh hưởng đến mức độ đa dạng sinh học của khu bảo tồn biển. Vì vậy, việc bảo vệ các rạn san hô có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển bền vững, hơn nữa rạn san hô đảo Cồn Cỏ được đánh giá trong tình trạng tốt. Song do khai thác thủy sản quá mức, cộng với ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng xấu đến rạn san hô nơi đây.
Vì vậy, Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ đã tiến hành lắp đặt hệ thống phao đánh dấu phân vùng, đồng thời phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Đồn Biên phòng trên đảo tổ chức tuần tra, giám sát bên trong và bên ngoài xung quang Khu bảo tồn biển. Thành lập nhóm tình nguyện viên là những người dân sống trên đảo vừa làm công tác tuyên truyền, vừa tham gia tuần tra, giám sát và phát hiện kịp thời những hành vi gây tác động xấu đến Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.
Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là các em học sinh về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học biển, tăng cường tuyên truyền giáo dục cho học sinh nhận biết được mục đích và lợi ích của khu bảo tồn mang lại, Ban quản lý Khu bảo tồn đảo Cồn Cỏ phối hợp với các trường phổ thông ở các xã ven biển, tổ chức phát động làm sạch bờ biển và thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh vật biển với hơn 2.000 học sinh tham gia. Các hoạt động trên nhằm tạo hiệu ứng tích cực đến các gia đình và cộng đồng dân cư, qua đó họ sẽ có hành vi và cách ứng xử đúng đối với môi trường và tài nguyên biển.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ-nền tảng quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.