Thứ sáu, 22/11/2024, 19:45:36 PM (GMT+7)

Không thể lấn chiếm mặt nước phục vụ lợi ích riêng

(18:39:26 PM 19/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Hộ dân thì lấn ra làm cái chòi, sau thành xóm nhà lá ven sông và rồi chính quyền lại phải bỏ tiền ra để mời, vận động các vị đã lấn chiếm này đi. Doanh nghiệp lớn thì “lén” đổ đất lấn ra sông.

Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên - Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM:

 
Theo tôi, tình trạng lấn chiếm mặt nước nói chung đang diễn ra ngày càng nhiều. Không chỉ ở TP.HCM mà nhiều địa phương khác cũng tương tự. Nó xuất phát từ một lý do đơn giản, đất liền thì phải trả giá cao để đền bù, sang nhượng, còn mặt nước thì gần như… mạnh ai nấy chiếm. Hễ cứ chiếm được thì sẽ là của mình!
 
Không[-]thể[-]lấn[-]chiếm[-]mặt[-]nước[-]phục[-]vụ[-]lợi[-]ích[-]riêng
 
Qua đó, chúng ta thấy do quản lý lỏng lẻo nên người ta cứ thế tự tiện làm. Hộ dân thì lấn ra làm cái chòi, sau thành xóm nhà lá ven sông và rồi chính quyền lại phải bỏ tiền ra để mời, vận động các vị đã lấn chiếm này đi. Doanh nghiệp lớn thì “lén” đổ đất lấn ra sông. 
 
Nếu xem việc vứt một vật gì đó ra sông là xả rác và đều có thể bị phạt, vậy quăng cả đống đất ra sông trái phép thì sao? Có lẽ về bản chất, hai việc xả rác và lấp sông, không khác gì nhau, dù nó có được ngụy trang bằng mỹ từ “chỉnh trang đô thị”.
 
Về mặt khoa học, từ hành động nhỏ như bỏ một cục đất vào dòng sông hay chỉ lấy đi một xẻng cát, cho tới xây một cái cầu cũng đều gây tác động trái tự nhiên lên dòng sông. Những tác động này lúc đầu tuy nhỏ, có thể khó nhận thấy, nhưng trong một bối cảnh nhất định, lại là mầm mống gây ra đổ vỡ lớn sau này trong hệ thống sông.
 
Thế nhưng việc xây một cái cầu nào đó dễ được chấp nhận bởi nó phục vụ cho toàn bộ cộng đồng. Ngược lại, những công trình lấn sông, chòi ra sông vì lợi ích riêng, lợi ích nhóm thì rõ ràng, những tác động gây ra cho con sông là không thể chấp nhận được.
 
Như vậy, có thể thấy, vấn đề ở đây là việc thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước. Trong lúc công cụ kỹ thuật luôn có đủ để đáp ứng nhiệm vụ, thì công cụ quản lý phải ưu tiên bảo vệ lợi ích chung.
 
Đây là vấn đề cần phải làm rõ ngay từ bây giờ. Cần phải định rõ phạm vi, lằn ranh đỏ không gian phát triển đô thị, nhất là khi mà thành phố đang nhận nhiệm vụ quy hoạch chuyển đổi khoảng 26.000ha đất nông nghiệp sang đất xây dựng, trong đó, có rất nhiều diện tích ven các mặt nước như sông hồ, kênh mương… để tránh những tiêu cực lâu dài sau này. 
(Theo PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không thể lấn chiếm mặt nước phục vụ lợi ích riêng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI