Thứ hai, 20/01/2025, 05:29:27 AM (GMT+7)

Khai thác gắn liền với bảo vệ đảo yến, góp phần phát triển bền vững biển đảo

(10:04:39 AM 20/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Khánh Hòa có bờ biển dài trên 385 km và vùng biển rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền, trong đó có hơn 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Việc phát hiện loài chim yến sinh sống ở các đảo và hình thành nghề khai thác tổ chim yến (còn gọi là yến sào) ở Khánh Hòa có lịch sử gần 700 năm.

 Suốt chiều dài lịch sử ấy, Khánh Hòa đã được công nhận là cái nôi của cả nước trong nghề khai thác yến sào và có số lượng đảo yến vượt trội trong tự nhiên. Điều đó đã được đúc kết qua những câu ca dao còn lưu truyền đến hôm nay: "Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã, yến sào Nha Trang”…

 

Khai[-]thác[-]gắn[-]liền[-]với[-]bảo[-]vệ[-]đảo[-]yến,[-]góp[-]phần[-]phát[-]triển[-]bền[-]vững[-]biển[-]đảo

Khai thác gắn liền với bảo vệ đảo yến, góp phần phát triển bền vững biển đảo (Trong ảnh cảnh khai thác yến)


Tương truyền cách đây 687 năm, trong chuyến công cán phương Nam, Đề đốc nhà Trần là Lê Văn Đạt phát hiện ra các đảo yến ở vùng biển Phủ Bình Khang (tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Ông đã cho người khai thác một số tổ yến, từ đó mở ra nghề khai thác yến sào ở nơi này và Đề đốc Lê Văn Đạt được suy tôn là thủy tổ của nghề. Sau đó, hậu duệ của Đề đốc Lê Văn Đạt là An phủ sứ Lê Văn Quang- Đình trưởng Bích Đầm cùng con gái là bà Lê Thị Huyền Trâm - Đại Đô đốc thủy quân Tây Sơn cũng đã có công lớn trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên yến sào trên vùng biển này. Ngày mùng 10 tháng 5 năm Kỷ Sửu (1793), Đại Đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng nhiều tướng sĩ thủy quân Tây Sơn đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ lãnh hải và các đảo yến. Lúc đó bà được nhân dân suy tôn là Đảo chủ Thánh mẫu và lập đền thờ tại Hòn Nội nằm trong vịnh Nha Trang. Nhân dân trong vùng từ đó đến nay vẫn thường xuyên hương khói, tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công đức của những bậc tiền nhân thuở trước.

Gần 20 năm trước đây, với 40 hang yến có sẵn trong tự nhiên trên các đảo, Khánh Hòa là địa phương có số đảo yến tự nhiên nhiều nhất trong cả nước. Đến nay, số hang yến được tỉnh Khánh Hòa nhân rộng ra tại 32 đảo thuộc vùng biển trong tỉnh với gần 170 hang yến. Công ty Yến sào Khánh Hòa là doanh nghiệp nhà nước duy nhất được UBND tỉnh Khánh Hòa giao nhiệm vụ quản lý, phát triển đàn yến và khai thác yến sào ở địa phương. Công ty đã mạnh dạn đầu tư cho ý tưởng phát triển quần thể chim yến trên các đảo khác, dù cho lúc đầu quan điểm của một số nhà khoa học đã khẳng định: chim yến chỉ sống và làm tổ một nơi nhất định, thế hệ sau cũng chỉ làm tổ xung quanh tổ của bố mẹ chúng mà thôi.

Năm 2001, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã mạnh dạn khảo sát một số đảo trên vùng biển trong tỉnh Khánh Hòa, dù lúc đó chưa có chim yến sinh sống, nhưng nhiều đảo từ Vạn Ninh đến Cam Ranh có cấu trúc tương đối phù hợp cho chim yến cư trú. Qua đó công ty đã nghiên cứu một số giải pháp như: cải tạo lòng hang đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng; làm mái che chắn mưa gió, tạo cấu trúc kín hang phù hợp; nghiên cứu ấp nở nhân tạo nguồn giống chim yến, đồng thời từng bước di đàn và dẫn dụ chim yến sang các đảo mới, thành lập các tổ cứu hộ chim yến con bị rơi xuống đáy hang… Với các giải pháp này, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã lần lượt tiến hành di đàn chim yến thành công tại các đảo mới: Hải Đăng, Bàng Lớn, Đông Tằm, Mũi Tàu (Nha Trang); Hòn Mai, Hòn Đỏ (Ninh Hòa), Hòn Cò, Hòn Nhàn (Cam Ranh)…

Ông Lê Hữu Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết: Thành công bước đầu đó chưa thể tạo nên kết quả như hiện nay. Công ty đã nghiên cứu, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác để đảm bảo các yếu tố cần thiết để bảo tồn và phát triển các đàn yến ở đảo mới, như: xây dựng các mái che để hạn chế mưa lũ cuốn trôi tổ trứng yến; xây dựng các đập chắn sóng, lưới giảm áp lực sóng để hạn chế nguy hại từ sóng biển có thể gây ra; lắp đặt hệ thống camera và bố trí lực lượng bảo vệ để giám sát an ninh trên đảo yến. Công ty còn trồng cây xanh trên các đảo, vừa cải tạo môi trường ở các đảo đá và tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến sinh tồn.

 

Khai[-]thác[-]gắn[-]liền[-]với[-]bảo[-]vệ[-]đảo[-]yến,[-]góp[-]phần[-]phát[-]triển[-]bền[-]vững[-]biển[-]đảo

Khai thác yến


Từ việc tạo thêm hàng trăm hang yến, sản lượng yến sào thiên nhiên do Công ty Yến sào Khánh Hòa khai thác được trong năm 2014 đã đạt trên 3.380 kg, làm nguyên liệu chế biến hàng chục sản phẩm yến chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 5.000 cán bộ, công nhân viên. Sáu tháng của năm 2015, doanh thu của công ty đã đạt 2.284 tỷ đồng, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, Công ty Yến sào Khánh Hòa còn chú trọng công tác bảo vệ các đảo yến, xem đây là thế trận phòng thủ vững chắc về an ninh, quốc phòng tuyến đảo do doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác. Lực lượng bảo vệ đảo yến được đào tạo bài bản, có chuyên môn bảo vệ, khai thác yến sào; đồng thời được huấn luyện quân sự, võ thuật và cả bản lĩnh chính trị để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác và bảo vệ an toàn tuyến biển đảo ven bờ.

Hoạt động khai thác đi đôi với bảo vệ đảo yến của ông ty đã góp phần tạo nên sự liên kết giữa phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ an ninh, quốc phòng tuyến biển. Công ty Yến sào đã trang bị hơn 30 tàu có công suất từ 40 CV đến 675 CV và thành lập 2 trung đội tự vệ biển để phục vụ cho công tác tuần tra, canh gác, bảo vệ đảo và tuyến biển. Các đơn vị này phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh và chính quyền các xã, phường ven biển trong công tác tuần tra, kiểm soát trên vùng biển, đảo; qua đó đã phát hiện, ngăn chặn hàng trăm lượt ghe, thuyền đánh bắt hải sản bằng vật liệu nổ và chất độc xianua. Nhờ vậy đến nay tình trạng nói trên quanh các đảo yến đã chấm dứt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái biển, các rạn san hô, thảm cỏ biển và các loài sinh vật biển; bảo vệ môi trường sinh sống của chim yến, giúp quần thể yến đảo ngày càng sinh sôi, phát triển.

Phương châm hoạt động của Công ty Yến sào Khánh Hòa là: Đàn chim yến ở đảo càng tăng, hoạt động an ninh biển đảo càng được tăng cường, củng cố; càng khai thác, sử dụng nhiều diện tích biển đảo cho sự phát triển quần thể chim yến và khai thác yến sào, càng phải tăng cường hiệu quả sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

Tiên Minh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khai thác gắn liền với bảo vệ đảo yến, góp phần phát triển bền vững biển đảo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI