Tài nguyên - Thiên nhiên
Hồ chứa nước độc nhất trên miệng núi lửa
(08:54:58 AM 22/05/2012)
Đó là lời chia sẻ thật lòng của ông Đặng Lên, ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nói hộ niềm vui chung của toàn người dân trong xã.
Những lời nói mộc mạc nhưng đầy ý nghĩa của ông Lên - người đã đại diện cho tộc họ Đặng hiến tặng tài liệu quý qua 6 đời tộc họ nối tiếp nhau gìn giữ suốt hơn 175 năm qua, liên quan đến chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - cho chúng tôi nhiều suy nghĩ về công trình hồ chứa nước độc nhất vô nhị trên miệng núi lửa với diện tích khoảng 10 ha, đã hình thành hàng triệu năm nay. Đây là công trình nhân dân huyện Lý Sơn mong đợi hàng trăm năm, nay mới trở thành hiện thực. Đây cũng là công trình hồ chứa nước được xây dựng tại miệng núi lửa trên huyện đảo đầu tiên trong cả nước.
Huyện Lý Sơn hiện có 3 xã, gồm: An Hải, An Vĩnh và An Bình, trong đó hai xã An Hải và An Vĩnh nằm ở đảo lớn mà ngày xưa thường gọi là Cù Lao Ré, và xã An Bình gọi là đảo Bé cách đảo lớn khoảng 5 hải lý về phía Bắc. Riêng tại đảo lớn có 5 miệng núi lửa trên 5 đỉnh núi. Trong đó có 3 miệng núi lửa lớn có thể xây dựng thành hồ chứa nước, một ở đỉnh núi Thới Lới (xã An Hải) và 2 miệng núi lửa khác là Giếng Tiền, Hòn Sỏi thuộc xã An Vĩnh. Những miệng núi lửa này cũng là những điểm du khách thường đến thưởng ngoạn khi ra đảo tham quan.
Miệng núi lửa từ hàng triệu năm trước được đầu tư xây dựng thành đập ngăn giữ nước, với chiều dài 208 mét trên đỉnh núi Thới Lới. (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)
Hàng nghìn năm nay, cứ vào mùa hè, hàng nghìn hộ dân sinh sống trên các xã đảo Lý Sơn (trên 21.000 người) đều phải đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt hàng ngày và thiếu nước tưới cho các loại cây trồng hành, tỏi. Riêng tại đảo lớn có nguồn nước ngọt, nhưng vào mùa hè hầu hết các giếng đều bị cạn kiệt, có năm duy nhất chỉ còn “Giếng vua” là không bao giờ cạn. Nước phục vụ nhu cầu ăn, uống của cả đảo đều trông nhờ vào “Giếng vua” này. Đặc biệt, tại đảo Bé hoàn toàn không có nước ngọt, nhân dân tại đây xây hồ, mua lu đựng nước để chứa nước mưa dùng sinh hoạt hàng ngày, vào mùa nắng hạn phải qua đảo lớn mua nước ngọt, có năm lên đến 200.000 đồng/mét khối.
Từ sự cần thiết về nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân các xã của huyện đảo, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư 32 tỷ đồng xây dựng một hồ chứa nước ngay chính miệng núi lửa trên đỉnh núi Thới Lới. Khi có quyết định đầu tư, nhân dân huyện đảo vui như mở cờ trong bụng, bởi đây là công trình không những chủ động cung cấp nguồn nước sinh hoạt hàng ngày mà còn phục vụ tưới cho hàng trăm hecta đất canh tác ở địa phương.
Công trình hồ chứa nước này được xây dựng trên diện tích lòng hồ miệng núi lửa khoảng 10 hecta, dung tích chứa nước trên 270.000 m khối. Công trình do Công ty cổ phần Phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Ngãi thi công với các hạng mục chính: Đập dâng, tràn xả lũ, cống lấy nước. Hồ được thiết kế xây dựng theo hình thức kết cấu bê tông chống thấm để tích nước trong mùa mưa.
Anh Nguyễn Minh Sang - cán bộ kỹ thuật Công ty CP Phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Ngãi cho biết: Hệ thống đập dâng bằng bê tông dài 208 m, rộng 10 m, cao trình 120 m. Mực nước dâng bình thường trên 119 m so với mặt nước biển. Hệ thống bể chứa nước, bể lọc có dung tích trên 1.600 m khối và gần 1.000 m đường ống dẫn nước đến khu dân cư. Gần hai năm qua, Công ty đã khắc phục mọi khó khăn về thời tiết, về nguồn nước đã xây đắp trên 5.000 m khối bê tông, đào đắp hơn 10.000 m khối đất đá các loại và nhiều hạng mục phụ trợ khác. Sau khi đập đầu mối được xây dựng xong cuối năm 2011 lòng hồ này bắt đầu tích nước. Ngay trong những ngày mùa hè năm nay mực nước ở khu vực lòng hồ đã dâng lên được khoản 6-7m, bắt đầu cung cấp nước cho nhân dân phục vụ sinh hoạt cho nhân dân xã An Hải.
Nhà bảo vệ và điều tiết nước ngọt trên hồ chứa đỉnh núi Thới Lới. (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)
Ông Nguyễn Nguyên, thôn Đông, xã An Hải cho chúng tôi biết:Vào mùa khô hạn hằng năm, nước sinh hoạt của nhân dân trong xã An Hải này rất thiếu thốn. nước tưới cho cây hành, cây tỏi bà con khoan giếng lấy nước ngầm, nước lờ lợ chứ không có nước ngọt để tưới cho cây trồng. Được Nhà nước đầu tư xây dựng hồ chứa nước Thới Lới và thấy công trình làm xong bà con rất mừng. Tuy nước chưa được dẫn về các cánh đồng, nhưng thấy mực nước trong hồ ngày càng dâng lên người dân mừng lắm. Từ nay, ngoài việc cung cấp sử dụng cho sinh hoạt, bà con còn có nước tưới cho các cánh đồng, sẽ chủ động hơn trước đây.
Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn khẳng định, việc xây dựng hồ chứa nước Thới Lới hoàn thành và đưa vào sử dụng bước đầu chấm dứt nạn khan hiếm nước ngọt vào mùa hè. Trước mắt, công trình cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho gần 10.000 dân xã An Hải và một phần dân xã An Vĩnh; cung cấp nước ngọt cho hàng trăm chiếc tàu thuyền của huyện, đồng thời chủ động nguồn nước tưới cho hơn 100 ha đất sản xuất nông nghiệp của xã An Hải.
Huyện Lý Sơn cũng đang phối hợp cùng các ngành chức năng của tỉnh xúc tiến nghiên cứu để tiếp tục đầu tư xây dựng các hồ chứa nước ở miệng núi lửa Giếng Tiền và Hòn Sỏi trong thời gian tới, nhằm chủ động và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho nhân dân xã An Vĩnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.