Thứ ba, 21/01/2025, 01:35:17 AM (GMT+7)

Hậu Giang kiên quyết xử lý nghiêm việc khai thác tận diệt thủy sản

(21:47:05 PM 02/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Xác định lĩnh vực khai thác thủy hải sản là thế mạnh, mang lại giá trị kinh tế cao, tỉnh Hậu Giang đang triển khai đồng loạt các biện pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ môi trường sinh thái thủy sản nhằm phục hồi, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

 

 


Hậu[-]Giang[-]kiên[-]quyết[-]xử[-]lý[-]nghiêm[-]việc[-]khai[-]thác[-]tận[-]diệt[-]thủy[-]sản

Ảnh minh họa: TL


Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm trong việc khai thác, đánh bắt trái phép nguồn lợi thủy hải sản trên địa bàn. Đặc biệt là đối với các hình thức khai thác, đánh bắt mang tính tận diệt, hủy hoại nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Cùng với tăng cường việc kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng xung điện, chất độc, lưới có kích thước mắt nhỏ bắt cá, buôn bán cá non nhằm giáo dục, răn đe; vận động các hộ đang có các loại ngư cụ sử dụng điện để khai thác thủy sản giao nộp và cam kết không tàng trữ, sử dụng xung điện để khai thác thủy sản, tỉnh Hậu Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối những người đang hành nghề khai thác thủy sản; vận động các tổ chức, nhân dân tham gia phong trào nuôi, thả các loài thủy sản giống bố mẹ, con giống ra môi trường nhằm tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên.

Tỉnh quy hoạch lại tổng thể mặt nước sông rạch, ao hồ nuôi trồng thủy sản và phê duyệt, thông qua chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy đến năm 2020 trên địa bàn… Qua đó, nâng cao ý thức chấp hành luật và thay đổi hành vi trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giảm tình trạng đánh bắt, mua bán cá non (cá bé), bảo vệ môi trường sống cho các loài thủy hải sản...

Hậu Giang có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 8.000 ha và hàng chục ngàn m2 mặt nước sông rạch nuôi thủy sản trong mùng lưới, vèo. Đặc biệt là nguồn lợi thủy sản trên sông rạch, đồng ruộng ngoài tự nhiên cần được khai thác, bảo vệ hợp lý.

Tuy nhiên, gần đây tình trạng khai thác trái phép nguồn lợi thủy sản trên địa bàn còn diễn ra nhiều nơi, nhất là các hình thức đánh bắt mang tính tận diệt. Riêng năm 2014, qua thanh tra, kiểm tra, ngành chức năng phát hiện, tịch thu 210 bộ xung điện, xử phạt hành chính gần 150 trường hợp với số tiền hơn 160 triệu đồng; đồng thời vận động hơn 200 hộ dân chuyên sống bằng nghề khai thác thủy sản cam kết không sử dụng các ngư cụ mắt lưới nhỏ đánh bắt thủy sản mang tính tận diệt…

Huỳnh Sử
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hậu Giang kiên quyết xử lý nghiêm việc khai thác tận diệt thủy sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI