Tài nguyên - Thiên nhiên
Hà Tĩnh ưu ái cho Formosa thuê đất 70 năm
(12:43:29 PM 23/07/2016)
Ông Ngô Văn Khánh - phó tổng Thanh tra Chính phủ - trả lời tại buổi họp báo Ảnh: T.HOÀNG
Điều mà các nhà báo quan tâm nhất là trách nhiêm liên quan tới Formosa Hà Tĩnh của ông Võ Kim Cự - hiện là chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Trước đây ông Cự là bí thư, chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nguyên trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng.
Ông được coi là người có “dấu ấn” rất lớn trong quá trình triển khai xây dựng khu kinh tế Vũng Áng cũng như khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Formosa.
Hà Tĩnh cho Formosa thuê đất thời hạn
70 năm là sai
Tại buổi họp báo, ông Ngô Văn Khánh - phó tổng TTCP - cho biết năm 2014, TTCP đã ban hành kết luận số 1538 về việc chấp hành pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có Formosa.
Tuy nhiên do thời gian ngắn, phạm vi thanh tra rộng nên không thể làm sâu và có kết luận chi tiết giống như thanh tra một dự án.
Trong kết luận này, đối với riêng dự án Formosa, TTCP chỉ ra hàng loạt sai phạm về cấp giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt thời hạn thuê đất, thu thuế bảo vệ tài nguyên, phí bảo vệ
môi trường...
Theo kết luận thanh tra, chỉ trong vòng ba tháng kể từ khi Thủ tướng chính phủ có ý kiến đồng ý với chủ trương cho Tập đoàn Formosa lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng, UBND Hà Tĩnh đã hoàn tất mọi thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Formosa.
Chỉ trong 20 ngày kể từ ngày 21-5-2008, khi Formosa có đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đến ngày
12-6-2008, ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng lúc đó do ông Võ Kim Cự làm trưởng ban đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Formosa với thời hạn hoạt động dự án là
70 năm.
TTCP cho rằng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư cho Formosa với thời hạn này là có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật vì điều 52 của Luật đầu tư quy định thời hạn hoạt động của dự án nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm.
Đối chiếu hồ sơ tại thời điểm thanh tra, TTCP chưa thấy ý kiến của Chính phủ cho phép Formosa có thời hạn hoạt động trên 50 năm.
“TTCP kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch - đầu tư nghiên cứu tùy tình hình thực tiễn đề xuất giải pháp xử lý. Bộ Kế hoạch - đầu tư đã kiến nghị cho Formosa thuê 70 năm và được Thủ tướng chính phủ đồng ý sau đó” - ông Khánh nói.
Từ những sai phạm trên, TTCP kiến nghị xử lý trách nhiệm các đơn vị, tập thể và cá nhân liên quan.
Về trách nhiệm cụ thể của ông Võ Kim Cự, ông Khánh nói: “Chúng tôi không chỉ ra từng cá nhân cụ thể nhưng ở trong từng vụ việc thì cơ quan liên quan và những người đứng đầu phải có trách nhiệm chứ không thể không có trách nhiệm”.
Đối với công tác hậu kiểm thực hiện các kết luận thanh tra, ông Ngô Văn Khánh cho biết việc kiểm tra thực hiện sau thanh tra được dự kiến tiến hành vào đầu năm nay nhưng do sự cố Formosa xả thải làm cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung nên phải lùi lại.
Lãnh đạo TTCP cho rằng bước đầu có thể đánh giá “việc kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của Hà Tĩnh là chưa nghiêm túc”.
“Chúng tôi đang tiếp tục kiểm tra, có kiến nghị, sẽ đối chiếu xem tại sao thực hiện chưa nghiêm túc và sẽ có thông báo chính thức trách nhiệm của những ai thì sẽ gắn trách nhiệm cá nhân cụ thể” - ông Khánh nói.
Ông Võ Kim Cự
có trách nhiệm đến đâu?
Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi ngắn, riêng với ông Ngô Văn Khánh sau khi kết thúc buổi họp báo về trách nhiệm của ông Võ Kim Cự trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, cho thuê đất tại dự án của Formosa vi phạm quy định của pháp luật.
Ông Võ Kim Cự, nguyên bí thư, chủ tịch UBND Hà Tĩnh, hiện là chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam - Ảnh: Q.Q.
* TTCP đã có kết luận việc cho Formosa thuê đất thời hạn 70 năm khi chưa có ý kiến của Chính phủ là sai. Vậy ông Võ Kim Cự, người đứng đầu ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng lúc đó, cũng phải chịu trách nhiệm, thưa ông?
- Đương nhiên là phải có trách nhiệm rồi!
* TTCP có chỉ rõ trách nhiệm của ông Cự đến đâu?
- Trong kết luận thanh tra không nêu rõ tên ai mà chỉ nêu trách nhiệm thuộc về ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, vậy thì quy ra người đứng đầu cũng phải có trách nhiệm.
Tuy nhiên trong kết luận phải nói trách nhiệm thuộc ban quản lý thì mới “quét” hết được, chứ nói người đứng đầu không thì không thể “quét” hết được vì là cả một quá trình, có tham mưu, có trình, có
thẩm định...
* Vậy tại sao ông Cự cũng
như những cá nhân liên quan khác đến nay chưa bị xử lý
trách nhiệm?
- Bởi vậy công tác hậu kiểm thực hiện kết luận thanh tra chúng tôi mới khẳng định Hà Tĩnh kiểm điểm trách nhiệm cá nhân chưa nghiêm túc. Theo đúng thẩm quyền, TTCP sẽ kiến nghị Thủ tướng để yêu cầu kiểm điểm lại về những sai phạm tại Formosa.
Đại biểu Võ Kim Cự không trả lời báo chí
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV bước sang ngày làm việc thứ ba. Bên hành lang các phòng họp trong Nhà Quốc hội luôn có đông đảo phóng viên báo chí quan tâm, theo dõi.
Đại biểu Võ Kim Cự là một trong số ít đại biểu được giới phóng viên quan tâm đặc biệt, bởi tên tuổi của ông gắn chặt với quá trình đầu tư của Formosa tại Hà Tĩnh.
Trong các giờ giải lao giữa phiên họp, nhiều phóng viên đến đề nghị ông Cự trả lời nhưng ông luôn từ chối.
Sáng 21-7, phiên họp đoàn kết thúc sớm, nhiều phóng viên đứng chờ ngoài cửa phòng, vây quanh ông Cự nhưng ông xua tay cáo bận và đi rất nhanh về phía chiếc xe hơi đang đợi.
Chiều 22-7, trong giờ Quốc hội giải lao chờ ban kiểm phiếu làm việc, thời gian khá dư dả, khi ông Cự bước ra ngoài phòng họp Diên Hồng cũng gặp ngay nhiều phóng viên nhưng ông vẫn đáp lại bằng cách xua tay, rảo bước về phía phòng nghỉ của đại biểu, nơi báo chí không được tiếp cận.
Nhiều phóng viên chờ đợi câu trả lời của đại biểu Cự để bảo đảm thông tin nhiều chiều, bởi sáng cùng ngày lãnh đạo TTCP khẳng định “lãnh đạo Hà Tĩnh chưa nghiêm túc kiểm điểm” trong việc cấp phép sai cho Formosa thuê đất 70 năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.