Tài nguyên - Thiên nhiên
Gốc dó bầu trị giá 1.000 tỷ đồng ?
(21:43:50 PM 18/07/2011)Suốt nhiều năm trời bôn ba Nam – Bắc, ra nước ngoài hàng trăm lần để nghiên cứu về kỳ nam, rồi viết rất nhiều công trình khoa học, GS-TS. Đinh Xuân Bá vẫn không thể trả lời được câu hỏi: Vì sao kỳ nam đắt hơn cả vàng ròng?
Giá trị của kỳ nam cứ tăng lên từng ngày và thật sự chóng mặt. Cách đây độ 10 năm, một kg kỳ nam thượng hạng có giá hơn 100 triệu đồng, rồi tăng lên 300 triệu, 500 triệu, 1 tỷ, và giờ đây đang là thời kỳ đỉnh cao của loài lâm sản này, khi mà người ta có thể bỏ ra ngót 10 tỷ đồng để mua một 1kg, thứ mà chính GS-TS Đinh Xuân Bá chỉ coi là… củi!
Đối với GS. Đinh Xuân Bá, giá trị thực sự của kỳ nam rất thấp. |
Chuyện một GS-TS hàng đầu Việt Nam nghiên cứu về trầm, kỳ lại coi kỳ nam là… củi thì cũng khá hài hước. Khi tôi hỏi ông về giá trị của kỳ nam so với số tiền mà người nước ngoài bỏ ra mua, GS. Đinh Xuân Bá bảo: “Mình đặt vào vị trí của họ, mình cóc mua làm gì, vì nó đắt lòi mà lại kém giá trị sử dụng!”. Chính vì lẽ đó, cách đây mấy năm, GS. Đinh Xuân Bá tuyên bố trên báo chí rằng, kỳ nam chẳng có mấy tác dụng ngoài việc ngâm rượu uống chơi và tẩm gà nướng ăn như người Nhật Bản vẫn sử dụng.
Ông cũng khuyên người dân cẩn thận, kẻo bị giới buôn bán lừa đảo, giống như trò lừa đảo đồng đen. Thậm chí, các nhà khoa học Ả-rập mời ông sang thỉnh giảng về trầm hương, kỳ nam, khi họ hỏi kỳ nam có giá trị gì, ông cũng bảo chẳng có mấy giá trị! Một người nghiên cứu về trầm, kỳ, buôn bán trầm, kỳ, có cả một trang trại 10 vạn cây dó bầu lại tuyên bố như vậy, là một sự nghiêm túc và thực lòng.
Ông Bá cho rằng kỳ nam rất ít tác dụng. |
Suốt bao năm trời nghiên cứu ở Trung tâm Sinh học ứng dụng SECOIN tại 59 Hàng Chuối (Hà Nội), không chứng minh được giá trị tối cao của kỳ nam, nhưng từ khi về ngôi nhà bên con sông đào Bắc Hưng Hải ở Kiêu Kỵ (Gia Lâm), thì ông Bá lại trả lời được câu hỏi kỳ quái này. Hóa ra, kỳ nam đắt là vì các đại gia mua để làm… bùa. Ông là một nhà khoa học, chỉ tin vào các giá trị khoa học, không tin vào mấy trò mê tín dị đoan, nên ông cũng không thể nghĩ ra chuyện này. Nhưng điều này lại là sự thực, chỉ vì quan niệm tâm linh, giá trị của kỳ nam đã bị thổi phồng một cách ghê gớm. Ngoài việc kỳ nam dùng vào vấn đề tâm linh, thì kỳ nam đắt cũng vì một số tin đồn chữa bệnh.
GS. Đinh Xuân Bá phát hiện ra giá trị tâm linh của kỳ nam là bởi vì mấy năm nay các đại gia nước ngoài thường tìm đến mua kỳ nam của ông. Họ coi ông là địa chỉ tin cậy, nên thường tìm đến tận nhà ông để mua.
Chế tác kỳ nam thành đồ trang sức. |
GS-TS Đinh Xuân Bá chia kỳ nam làm 5 loại, mà ông gọi là cấp độ giá. Cấp giá cao nhất từ 350.000 đến 400.000USD/kg (7-8 tỷ đồng/kg) và cấp giá thấp nhất là từ 35.000-40.000USD/kg (700 đến 800 triệu đồng). Sở dĩ ông không chia kỳ nam thành loại 1, loại 5 rõ ràng như trầm hương là vì rất khó có cơ sở khoa học vững chắc. Vả lại, ông có phân loại cũng chẳng ai công nhận. Việc phân chia chỉ là trực quan, dựa vào tỷ trọng, hương thơm, hàm lượng tinh dầu và đưa ra giá trị. Ngay cả giới buôn kỳ nam cũng chỉ dựa vào cảm quan để mua bán, chứ không có cơ sở khoa học nào để tính chính xác giá trị của kỳ nam.
GS. Đinh Xuân Bá sở hữu khá nhiều kỳ nam, song ông chỉ có loại cấp độ giá 4 và 5. Loại cấp độ giá 3 ông cũng có thể kiếm được từ giới buôn bán, thu mua mà ông quen biết, song rất ít. Riêng loại cấp độ giá 1 thì không phải muốn là có được.
Chuỗi hạt bằng kỳ nam. |
Hồi năm ngoái, vợ chồng doanh nhân cỡ lớn của Hồng Kông, khoảng 40 tuổi, đến nhà ông để tìm hiểu về kỳ nam. Thấy có mẩu kỳ nam loại cấp độ giá 5, anh này đã hỏi mua. Ông Bá đã bán mẩu kỳ nam đó cho anh ta với giá 1.400USD. Ông Bá hỏi anh ta mua về làm gì? Anh ta bảo, mua mẩu kỳ nam đó về chế tác chiếc chuỗi đeo tay cho vợ. Cách đây mấy tháng, anh này lại đòi mua một mẩu loại 3 bằng 2 đầu ngón tay. Ông Bá lại bán cho anh ta với giá chưa đến 1 ngàn USD. Anh này bảo mua miếng kỳ nam để ở túi áo ngực nhằm tránh tai ương, bảo vệ sức khỏe. Theo anh ta, ở Hồng Kông, những người đi công tác nhiều thường mang theo mẩu kỳ nam như lá bùa hộ mệnh.
Người Hồng Kông để những mẩu kỳ nam nhỏ như thế này ở ngực để trừ tà, may mắn. |
Rất nhiều doanh nhân Đài Loan sang gặp ông mua kỳ nam đều nói mua kỳ nam về làm chuỗi đeo tay, đeo cổ để từ tà khí. Duy nhất một doanh nhân Đài Loan, cách đây 5 tháng, gặp ông Bá mua một cục kỳ nam to bằng nắm tay với giá 92 triệu đồng để trưng bày trên… bàn thờ tổ tiên. Anh ta bảo, cứ để nguyên cục kỳ nam như thế trên bàn thờ, không chế tác gì cả.
Ông T. và bà L., cặp vợ chồng đại gia buôn bán trầm hương, nhà ở đường Điện Biên Phủ (Hà Nội) cũng học người Đài Loan làm bùa đeo. Ông T. mua của ông Bá mẩu kỳ nam chế tác thành tượng Phật, nạm vàng bên ngoài rồi hai vợ chồng cùng đeo lủng lẳng ở cổ.
Ông Bá và anh D., một đại gia chuyên thu mua kỳ nam của dân "đi điệu". |
Trong số những người đến mua kỳ nam của GS. Đinh Xuân Bá, chỉ có 2 trường hợp mua về làm thuốc. Một trường hợp là doanh nhân người Ý. Anh này nghe đồn trầm hương và kỳ nam có khả năng chữa đau nửa đầu nên đã mua tinh dầu trầm loại xịn giá 30 ngàn USD/lít để uống. Uống tinh dầu trầm không ăn thua, anh này gặp ông Bá để mua kỳ nam. Ông Bá mô tả nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu, cách điều trị và giải thích rõ cho anh này là kỳ nam không chắc chắn có tác dụng chữa bệnh đó, tuy nhiên anh ta không nghe, cứ nhất định đòi mua uống thử. Sau khi mua được kỳ nam của ông Bá, anh này mài uống hùng hục cả ngày. Uống hết cục kỳ nam thì thông báo cho ông Bá rằng… chả có tác dụng gì.
Miếng kỳ nam loại quý nhất, trị giá 8 tỷ đồng/kg mà bà Huỳnh Kỳ H. mua được từ giới săn trầm ở Quảng Nam. |
Vị doanh nhân Đài Loan thì cứ đôi ba tháng lại đến nhà ông Bá để mua kỳ nam. Anh này cứ mua ít một. Mới đây, anh ta nhờ ông lấy hộ kỳ nam loại tốt để chữa rối loạn giấc ngủ và tăng cường năng lực… giường chiếu. Theo anh này, nếu uống kỳ nam, rồi phun tinh dầu vào giường chiếu, thì sẽ nâng cao khả năng làm cho phụ nữ sung sướng. Ông Bá cũng giải thích kỳ nam chả có tác dụng đó, song anh ta không nghe, cứ đòi mua. Ông Bá cũng dặn rằng, nếu có tác dụng thì báo cho ông. Thế nhưng, hơn tháng nay không thấy anh ta quay lại, cũng chưa thấy gọi điện báo kết quả cho ông. GS. Bá tin rằng kỳ nam chẳng có những tác dụng đồn thổi đó.
Cho đến lúc này, công dụng duy nhất của kỳ nam, khiến kỳ nam đắt khủng khiếp, là làm bùa hộ mệnh. Ý nghĩa tâm linh đã đẩy giá trị của kỳ nam lên mức phi thực tế.
GS. Bá và bà Huỳnh Mỹ H. |
Về chuyện những người dân ở xã Đại Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam), đào một gốc cây dó bầu trúng 100kg kỳ nam, bán gần 1.000 tỷ đồng, GS. Đinh Xuân Bá bác bỏ hoàn toàn. GS. Bá quan hệ với hầu hết dân buôn kỳ nam, thậm chí cả người nước ngoài buôn kỳ nam.
Chuyện người dân ở xã Đại Nghĩa trúng kỳ nam là có thật, song số lượng và giá trị không phải như thế. Người mua được kỳ nam trong vụ dân làng trúng là anh M., người quen của ông Bá. Anh này chỉ mất vài tỷ để mua số kỳ nam đó thôi.
Một gốc cây dó bầu có thể cho vài chục kg trầm hương, chứ không thể cho vài chục kg kỳ nam. Trong số vài chục kg trầm, có một vài kg kỳ nam đã là hiếm lắm, phải cả triệu cây mới có một cây như thế. Nhưng trong số vài kg kỳ nam đó, có 1 kg kỳ nam giá cấp độ 1 thì lại càng hiếm. Có thể, người dân ở đó trúng ổ trầm hương, gồm có cả kỳ nam, song họ không phân biệt rõ ràng được, thế là, theo tin đồn, người ta cứ nhân 9 tỷ với ngót tạ kỳ nam, thành ra tin đồn trúng gần ngàn tỷ đồng. Cứ cho là họ trúng mấy chục kg kỳ nam, nhưng toàn loại cấp độ giá 4 và 5, thì cũng chỉ được vài chục tỷ đồng là cùng.
Hầu hết kỳ nam ở Việt Nam đều qua các đầu nậu mua bán, rồi lại đến tay bà Hoàng Kỳ H., người Quảng Bình, lấy chồng là thương nhân Đài Loan. Bà này thường xuyên về Việt Nam thu mua kỳ nam cung cấp cho thị trường Đài Loan, Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông. Mỗi năm, bà H. gom được lượng kỳ nam giá trị 2 triệu USD. Năm thu gom được nhiều nhất là 5 triệu USD. Như vậy, số lượng kỳ nam ở Việt Nam tìm được mỗi năm không nhiều lắm, nên không thể có chuyện người dân đi một chuyến, đào một gốc cây dó bầu mà trúng đến 1 tạ kỳ nam, bán được gần 1.000 tỷ đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.