Thứ năm, 23/01/2025, 16:56:14 PM (GMT+7)

Gian nan mật phục bắt “cát tặc” Tin ảnh

(08:53:15 AM 12/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Để bắt được “cát tặc”, lực lượng chức năng phải chia thành nhiều tổ nhỏ để mật phục theo dõi. Thậm chí họ còn thuê đò bắt cá của người dân để ngụy trang, lênh đên nhiều ngày liền trên sông nước. Những khi gặp thời tiết không thuận lợi như mưa bão, gió lớn rất nguy hiểm…

Tình trạng hút cát lậu trên sông Đồng Nai (đoạn qua địa bàn TP.Biên Hòa) đang diễn ra hết sức phức tạp. Bởi đối tượng hút “cát tặc” hoạt động ngày càng tinh vi, sẵn sàng đối phó với lực lượng chức năng…

 

 

Khi bị phát hiện, đa số đối tượng bom hút cát lậu sẽ đối phó bằng cách nhấn chìm ghe và nhảy xuống sông trốn thoát

 

“Cát tặc” hoành hành…

 

Sau nhiều ngày chúng tôi mật phục tại nhánh sông Đồng Nai (đoạn thuộc phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa), “cát tặc” cũng xuất hiện. Hai chiếc thuyền gỗ không biển số lững thững giữa dòng rồi đột ngột tấp vào bờ, thả ống hút to như trụ điện trung thế chĩa ra bờ hút cát. Tiếng máy nổ hết công suất, cát thì chảy vào khoang thuyền, còn nước phun trả lại sông ầm ầm như vòi rồng cứu hỏa… Non một tiếng sau, hai chiếc thuyền đã đầy ứ cát và vội vàng rút đi, để lại một khoảng bờ sông sụt lở do đã bị hút rỗng chân bên dưới…

 

Theo ghi nhận của chúng tôi, chỉ riêng trên địa bàn TP.Biên Hòa đã có đến 10 điểm mà “cát tặc” hoạt động thường xuyên: Tại khu vực từ bến đò Xóm Lá đến bến đò Trạm (phường Bửu Long), khu vực Cảng Dầu (phường Quyết Thắng), cầu Ghềnh và cù lao Cỏ (phường Thống Nhất), khu vực Đá Hàn (xã Hiệp Hòa), ngã ba sông Đồng Nai cách chân cầu Đồng Nai khoảng 500m về phía cù lao Tân Vạn, bến đò An Hảo, Đình Long Quới Thôn Trang, bến đò Kho (xã Hiệp Hòa), vàm Cái Sức (xã Long Hưng)…

 

Trong đó, nổi lên hai “điểm nóng” là khu vực từ bến đò Xóm Lá đến bến đò Trạm (phường Bửu Long) và khu vực ngã ba sông Đồng Nai cách chân cầu Đồng Nai khoảng 500m về phía cù lao Tân Vạn.

 

“Trước đây, các đối tượng chọn những khu vực nào có nhiều cát và cát đẹp thì mới bơm hút. Nhưng giờ đây, lực lượng  kiểm tra truy quét gắt gao nên bọn chúng luôn thay đổi vị trí và bất cứ nơi nào có cát mà né được cơ quan chức năng là… hút”, một trinh sát nằm vùng cho biết.

 

Truy đuổi trong đêm

 

Ông Đặng Văn Minh, Phó Phòng Tài nguyên – Môi trường TP. Biên Hòa (Trưởng Đoàn kiểm tra khai thác cát trái phép tại các kênh, rạch, sông suối trên địa bàn TP.Biên Hòa) bức xúc, sau nhiều ngày cho trinh sát nằm mật phục liên tục, đêm trung tuần tháng bảy vừa qua, “cát tặc” xuất hiện tại khu vực bờ Nam gần cầu Hóa An (TP. Biên Hòa). Thông tin được chuyển ngay cho lực lượng trực cano tại bờ Bắc bến Nguyễn Văn Trị.

 

Phát hiện bị truy đuổi, “cát tặc” điều khiển phương tiện tăng tốc bỏ chạy vun vút trong đêm, buộc đội cano phải nổ súng uy hiếp. Tuy nhiên, khi áp sát thuyền “cát tặc”, các đối tượng đã nhảy xuống sông bơi vào bờ trốn thoát. Do bị mật phục bất ngờ nên “cát tặc” hoảng loạn không kịp đánh chìm thuyền và chống trả lực lượng như những lần trước. Đoàn kiểm tra tạm giữ một phương tiện là chiếc ghe gỗ đang chứa cát và các phương tiện hành nghề “cát tặc”.

 

Một cán bộ trong Đoàn kiểm tra chia sẻ: “Công tác phát hiện bắt quả tang ghe hút cát lậu rất khó khăn. Lực lượng Đoàn kiểm tra phải chia nhiều tổ nhỏ mật phục, thuê các phương tiện của người dân để ngụy trang, theo dõi nhiều ngày trên sông. Để tránh bị “cát tặc” phát hiện, lực lượng thường xuyên thay đổi địa điểm mật phục. Những khi gặp thời tiết không thuận lợi, như những ngày mưa to gió lớn, rất nguy hiểm đến tính mạng”. Theo vị cán bộ này, trong nhiều trường hợp truy đuổi, phương tiện bị các đối tượng nhấn chìm xuống lòng sông, phải mất từ hai đến bốn ngày đêm để thuê các đơn vị có chức năng trục vớt.

 

Theo số liệu thống kê, từ năm 2008 - 2012, Đoàn kiểm tra đã tham mưu UBND thành phố xử lý 51 vụ bơm hút cát, tịch thu 69 phương tiện, xử phạt đình chỉ 9 bến bãi, 4 phương tiện xà lan vận chuyển cát không rõ nguồn gốc; bàn giao phường, xã lập hồ sơ xử lý 5 vụ, 13 phương tiện neo đậu có kết cấu đặc thù bơm hút cát. Tổng số tiền xử lý vi phạm lên đến gần nửa tỷ đồng. Riêng từ đầu năm 2013 đến nay, Đoàn kiểm tra bắt quả tang hơn 7 vụ và tịch thu 8 phương tiện ghe bơm hút “cát tặc”.

 

Hàng loạt chiêu thức đối phó…

 

Mặc dù vậy, do lợi nhuận cao từ việc bơm hút cát lậu nên các đối tượng đã bất chấp mọi thủ đoạn để tiếp tục hoạt động và tìm mọi cách đối phó với lực lượng chức năng. Chiêu thức của “cát tặc” là hoạt động về đêm, thường xuyên thay đổi thời gian hoạt động, bố trí người cảnh giới, theo dõi phương tiện cano của lực lượng kiểm tra.

 

Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra chúng sẵn sàng chống trả quyết liệt. Trên phương tiện của “cát tặc” thường chuẩn bị sẵn các dụng cụ đối phó, chống trả, như: đá cục để ném, gậy sắt và ná thun để bắn trả lực lượng truy đuổi. Đặc biệt, khi cùng đường chúng sẵn sàng dùng chước “tẩu vi thượng sách”: rút chột bịt lỗ thủng trên ghe ra và chỉ khoảng 5 phút sau tang vật đã chìm hoàn toàn xuống dòng sông...

 

Gian nan nhất phải kể đến các khu vực giáp ranh với phường quyết Thắng (thị xã Dĩ An), thị trấn Thái Hòa (huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) và quận 9 (TP.HCM). Các đối tượng thường ém sẵn tại những khu vực này rồi lén lút ra sông Đồng Nai địa bàn TP.Biên Hòa để bơm hút cát, khi lực lượng kiểm tra truy đuổi thì lại rút về “đại bản doanh” - nằm ngoài phạm vi quản lý của thành phố Biên Bòa. Mặt khác, các bến bãi tiêu thụ cát lậu cũng được đặt nằm ngoài địa bàn TP.Biên Hòa.

 

“Đoàn kiểm tra đã công khai số điện thoại cho địa phương để nhân dân phản ánh khi phát hiện “cát tặc”, thế  nhưng lại là điểm yếu để “cát tặc” lợi dụng điện thoại báo tin giả đánh lạc hướng đoàn kiểm tra. Nhiều lần nhận tin bịp, Đoàn kiểm tra xuống nhưng không phát hiện được gì, vừa mất sức anh em vừa không hiệu quả. Cho nên, chúng tôi rút kinh nghiệm, khi nhận thông tin thì không nóng vội mà phải xác minh thật chính xác rồi mới triển khai lực lượng ập bắt nhanh gọn” – ông Minh cho biết.

 

(Theo Pháp Luật Việt Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gian nan mật phục bắt “cát tặc”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI