Tài nguyên - Thiên nhiên
Đua nhau "Xẻ thịt" đất đồi để làm giàu
(16:12:07 PM 09/11/2015)Một góc đồi dang bị “xẻ thịt” tại KCN Khai Quang, Vĩnh Phúc.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam không hiếm để thấy rằng chỗ nào có tài nguyên có nguồn lợi thì chỗ đó đều được con người tận dụng khai thác “triệt để đến cạn kiệt”, hết vùng đồng bằng màu mỡ với điều kiện giao thông thuận lợi, tới các vùng rừng núi với các mỏ khoáng sản giàu có và cho đến các vùng đồi, núi thấp hiện nay cũng bị “phanh phui, xẻ thịt” để làm lợi cho riêng mình.
Đó là câu chuyện đau lòng về một loạt các quả đồi xanh - từng là rừng phòng hộ, nằm trên khắp thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện gần như đã thuộc về các dự án phát triển kinh tế, mà chủ yếu là bất động sản. Hậu quả là trong trận mưa lũ chưa từng có trong lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho TP.Hạ Long, với 14 người chết, trong đó phần lớn bị đất đá từ trên đồi vùi lấp.Tháng 8.2010, mưa lớn cuốn theo đất đá từ trên dự án đường nối phường, tại phường Hồng Hải, đánh sập một ngôi nhà, khiến hai mẹ con đang ngủ bị thiệt mạng. Chuyện đất đá, nước từ trên các dự án tràn hoặc đổ ùng ục vào nhà dân là chuyện bình thường trong mỗi trận mưa lớn.
Những hậu quả trên là do những quả đồi xanh- những tấm lá chắn trên khắp thành phố Hạ Long hoặc bị cạo trọc, hoặc bị cắt, “xẻ thịt” để thực hiện các dự án bất động sản.Những quả đồi ấy từng là nơi dựa, che chở cho dân thì giờ đây nỗi ám ảnh, mối đe dọa kinh hoàng mỗi khi mưa đến. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tính từ năm 2007 đến nay, riêng TP. Hạ Long đã mất đi trên 1.800ha rừng phòng hộ, mà phần lớn nằm trên những quả đồi chạy dọc QL 18 - giữa trung tâm thành phố.
Tại Vĩnh Phúc, để có được một khu công nghiệp Khai Quang quy mô tầm vóc như hiện nay cũng là sự “hi sinh” của hàng trăm ha đất đồi. Cho đến nay, việc mở rộng các nhà máy, doanh nghiệp, xưởng chế xuất xung quanh khu công nghiệp Khai Quang vẫn đang “xử tử” dần dần những ngọn đồi còn lại một cách rất hợp pháp.
Lợi dụng sự“làm ngơ” của chính quyền thì quặng tặc cũng tha hồ “xẻ thịt” các quả đồi ở Kiến Thiết (Tuyên Quang), khiến các quả đồi nơi què quặt, tan hoang. Theo tố giác của người dân địa phương, hiện tượng khai thác quặng trái phép này diễn ra từ rất lâu, nhưng mấy tháng lại đây, “quặng tặc” tiến hành khai thác táo tợn hơn với máy móc hiện đại, ngang nhiên nổ mìn...
Đua nhau "Xẻ thịt" đất đồi để làm giàu
Tại Hà Trung (Thanh Hóa) “người ta” cũng lợi dụng xây dựng nông thôn mới để xẻ thịt" hàng ngàn m3 đất đồi trái phép. Không những làm thất thoát nguồn tài nguyên quốc gia mà còn gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Chứng kiến cả cánh đồi Côn đang bị đào xới tan hoang và nham nhở, với chiếc máy cẩu hạng lớn đang vận hành hết công suất múc đất đổ lên xe. Bên ngoài hàng loạt xe đang tấp nập chờ đến lượt lấy đất, đường sá thì lở loét, đất đá rơi vãi lung tung, bụi đất bay mù mịt cả một vùng trời. Tình trạng khai thác đất diễn ra ngang nhiên “trơn tru”, nhưng tuyệt đối vẫn không có một cơ quan chức năng nào có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Hàng ngàn m3 đất Silic đã được Công ty TNHH Thủy Vân, đóng tại xóm 3, xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang khai thác lén lút, Công ty CP vận tải Quang Minh Thiện vận chuyển đi với hình thức san gạt mặt bằng làm vườn trồng cây. Điều lạ, suốt mấy năm qua, nhiều quả đồi trên địa bàn Tân Long, Tràng Đà bị đục khoét nghiêm trọng mà không có ai quản lý, quy trách nhiệm cụ thể, mặc nhiên cho tài nguyên khoáng sản “chảy máu”.
Từ những dẫn chứng trên, cho thấy rằng Mẹ thiên nhiên phải mất hàng nghìn năm để kiến tạo nên đồi, núi, nhưng con người chỉ mất một vài năm, thậm chí là một vài tháng để phá hủy hoàn toàn những công trình thiên nhiên đó. Và chúng đang dần biến mất vĩnh viễn không chỉ bởi lòng tham của các doanh nhiệp mà còn có sự vô tâm, tắc trách, tiếp tay từ chính những cơ quan chức năng tại địa phương, hay nói chung sự tàn phá đó xuất phát từ lòng tham, chuộc lợi của con người.
Thiết nghĩ vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc chuyển đổi sử dụng các khu đồi trên, trong chừng mực nào đó, là cần thiết, nhưng đi quá xa đến việc hủy hoại đến không thể khôi phục lại được do công tác quy hoạch và sự quản lý yếu kém, lòng tham và lợi ích của một nhóm người thì sự đánh đổi ấy đối với môi trường là quá đắt.
Kỷ niệm một thời chăn trâu trên những đồi hoa sim có lẽ chỉ còn trong tiềm thức.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.