Thứ ba, 21/01/2025, 04:20:32 AM (GMT+7)

Đưa đất đai trở thành nguồn lực phát triển

(14:39:35 PM 27/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Đây là mục tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp Quốc gia, nhằm tạo cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai, giải phóng nguồn lực đất đai, vừa đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định chính trị-xã hội.

Ảnh minh họa


Theo đó, ngành Tài nguyên và Môi trường tập trung điều tra cơ bản như điều tra thổ nhưỡng, đánh giá đất; tăng cường đo đạc bản đồ, thống kê, kiểm kê đất đai để nắm chắc chất lượng đất, diện tích các loại đất làm cơ sở cho việc phân vùng kinh tế, phân bổ lực lượng lao động, dân cư và phát triển đô thị phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cũng như cung cấp dữ liệu cho các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Hiện hệ thống bản đồ địa chính của Việt Nam đã được lập bằng công nghệ số với nhiều phương tiện hiện đại, tốc độ thực hiện nhanh, có độ chính xác cao và chi tiết đến từng thửa đất, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, phục vụ đắc lực việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Nhờ đó, các địa phương trong cả nước đã cấp được 30 triệu Giấy Chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với hơn 17 triệu ha. Công tác lưu trữ, thông tin đất đai từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu tra cứu, sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Công tác lập và quản lý quy hoạch được triển khai thực hiện ở cả 4 cấp từ quốc gia đến cấp tỉnh, huyện, xã, góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020. Quỹ đất của quốc gia cơ bản được giao cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý sử dụng hiệu quả. Diện tích đất trống, đồi núi trọc đã và đang được phủ xanh trở lại, giúp cho nguồn thu từ đất không ngừng tăng trưởng. Nếu như năm 2005, nguồn thu từ đất đai trong cả nước đạt 17.949 tỷ đồng, thì đến năm 2010 đã đạt tới 54.000 tỷ đồng, trở thành một trong những nguồn lực quan trọng phát triển đất nước.

Theo báo cáo tổng hợp kết quả xử lý diện tích đất vi phạm tại 40 tỉnh, thành phố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có 1.633 tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã vi phạm Luật Đất đai với diện tích trên 26.937 ha; trong đó đã xử lý 816 tổ chức và diện tích đất bị xử lý 6.159 ha./.


 

Lê Tiến Mạnh (TTXVN)
Từ khóa liên quan: đất đai, phát triển
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đưa đất đai trở thành nguồn lực phát triển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI