Tài nguyên - Thiên nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý tài nguyên nước
(08:42:24 AM 14/06/2013)Theo Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ, hiện nay nguồn nước mặt tại nhiều tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng do sự phát triển nhanh của các dự án công nghiệp và đô thị hóa. Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ vi khuẩn E.coli tại các sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long đã vượt quá mức cho phép từ 2 – 5 lần; nồng độ BOD (nhu cầu oxy sinh hoá) và COD3 (nhu cầu oxy hoá học) vượt giới hạn cho phép từ 1 – 3 lần; nồng độ ammoniac và một số độc chất phát sinh từ hoạt động công nghiệp và nông nghiệp vượt từ 5 – 10 lần tiêu chuẩn cho phép.
Giáo sư, tiến sỹ Bùi Thế Cường, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, cho rằng: Hiện nay mọi hoạt động quản lý đất và nước đều tác động mạnh đến những nhóm người, những vùng đất, đến cách sử dụng và chất lượng của nguồn đất và nước. Ngược lại, các nhóm dân cư lại có những lợi ích của họ và nhu cầu khác nhau có thể giúp cải thiện sinh kế của họ trong khu vực tài nguyên này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động kinh tế - xã hội trong quản lý tài nguyên nước luôn luôn phải đặt trong sự đa dạng của sinh kế của người dân, về việc tài nguyên nước bị định hình bởi những thay đổi về khí hậu, nhân khẩu và chính trị, xã hội.
Theo các chuyên gia của Đức, sinh kế của người dân nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện có mối tương quan gắn chặt với các tài nguyên đất và nước, vì nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tuy nhiên, các khu công nghiệp ở khu vực này chưa nhiều nhưng đã bước đầu tác động đến nguồn nước trên nhiều khía cạnh, thậm chí nhiều cơ sở có vị trí dọc theo những nơi có nguồn nước đã xả chất thải và nước ô nhiễm ra kênh rạch, hoặc tận dụng kênh rạch như là phương tiện giao thông đường thủy và sử dụng cả trong sản xuất nước đá khối, nước đóng chai…
Tại buổi tọa đàm, các nhà khoa học Việt Nam và Đức cũng chỉ ra các thách thức trong quản lý nguồn nước khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay như nước dùng cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy hải sản dự báo sẽ giảm xuống, điển hình như tại Cần Thơ, ước tính mỗi năm mực nước ngầm giảm khoảng 0,5m, thậm chí có nơi lên tới 0,7m; nguy cơ nhà máy thủy điện phát triển ồ ạt kèm theo các hệ quả môi trường, xã hội, biến đổi khí hậu; biến đổi sự hình thành nguồn nước ngầm; hoạt động đối phó với lũ lụt, nước biển dâng.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý tài nguyên nước
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.