Thứ sáu, 24/01/2025, 00:44:39 AM (GMT+7)

Đề cao vai trò quan trọng của “Đa dạng sinh học và nước” Tin ảnh

(15:19:32 PM 22/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trưởng tổ chức kỷ niệm Ngày quốc tế đa dạng sinh học (22/5) năm 2013 với chủ đề “Đa dạng sinh học và nước”, nhằm đề cao vai trò quan trọng của đa dạng sinh học và hệ sinh thái trong việc an ninh nguồn nước và phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến khẳng định: Sẽ thúc đẩy, tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đó là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐDSH, đẩy mạnh thực thi Luật ĐDSH và các quy định pháp luật về ĐDSH; triển khai chiến lược quốc gia về ĐDSH đến 2020 về tầm nhìn 2030, quy hoạch tổng thể về bảo tồn ĐDSH đến năm 2020; củng cố phát triển các cơ quan quản lý nhà nước về ĐDSH ở Trung ương và địa phương; thúc đẩy công tác xã hội hóa công tác ĐDSH và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐDSH

 


Ảnh minh họa



Cho đến nay, Việt Nam đã được công nhận là một nước có tính ĐDSH cao trên thế giới, là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của ĐDSH, Việt Nam đã tích cực tham gia và thực hiện các Công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học như Công ước ĐDSH, Công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng...


Hiện trong các hệ sinh thái trên cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, khoảng 10.000 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa, đã xác định được trên 3.000 loài thuỷ sinh vật. Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Khoảng hai thập kỷ gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả, trong đó có nhiều chi và loài mới cho khoa học, đặc biệt là các loài thú và các loài cây thuộc họ Lan. Hiện nhiều loài động, thực vật mới vẫn được tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam.


Ở Việt Nam, các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế và văn hoá của đất nước, thể hiện ở các giá trị chính là bảo vệ thiên nhiên và môi trường (giá trị về chức năng sinh thái); kinh tế (giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp) và văn hóa, xã hội. ĐDSH đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đề cao vai trò quan trọng của “Đa dạng sinh học và nước”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI