Tài nguyên - Thiên nhiên
Dân xới tung lòng suối để mót gỗ sưa tiền tỷ
(11:09:55 AM 27/02/2014)Tại hiện trường trục vớt bộ rễ sưa nặng gần 3 tấn, hàng chục người dân vẫn mò mẫm, đào bới trong từng hốc đá để tìm những mảnh sưa vụn còn sót lại. Nhiều em học sinh sau khi tan học vẫn nhảy xuống suối mót sưa mặc cho thời tiết giá rét, những cơn gió thổi qua làm người run lên bần bật.
Anh Nguyễn Văn Lệ (24 tuổi), cho biết: "Trong quá trình trục vớt bị kẹt dưới đá ngầm chắc chắn rễ sưa sẽ ít nhiều bị đứt đoạn và sót lại, nếu chịu khó gom góp những mảnh vụn từ gốc sưa còn sót lại cũng sẽ bán được với giá 200 -300 nghìn đồng/kg".
Sục sạo tìm những mảnh sưa còn sót lại
Theo thông tin một số người dân cho hay, trong tổng số tiền 900 triệu đồng nhận được từ đầu nậu để nhượng quyền được hưởng 10% giá trị tài sản sau khi đấu giá, hai bố con ông Nguyễn Văn Thời đã chia 600 triệu cho người thân. Trước đó, sau khi phát hiện ra gốc sưa nằm dưới lòng suối, ông Thời đã gọi thêm anh em, họ hàng cùng giúp sức trục vớt gốc sưa. Mặc dù nỗ lực bất thành tuy nhiên nhóm người của ông Thời cũng đã vớt được tổng cộng gần 50kg gỗ sưa và đưa đi cất giấu.
Hiện gốc sưa có chiều dài gần 2m, rộng 60cm với bộ rễ dài 3m đã được chuyển về Hạt kiểm lâm huyện Bố Trạch để chờ kiểm định và đấu giá theo quy định Nhà nước. Theo kinh nghiệm của một số sơn tràng quanh khu vực ngầm bến Tróoc cho biết, mặc dù gỗ sưa này ngâm lâu trong nước tuy nhiên chất lượng vẫn rất tốt. Tính theo giá thị trường hiện nay thì khoảng gần 15 triệu/kg.
Nhiều em học sinh cũng lội xuống suối mót sưa giữa tiết trời giá rét
Mỗi kg sưa vụn trị giá từ 200 – 300 ngàn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.