Thứ hai, 20/01/2025, 08:28:18 AM (GMT+7)

Đắk Nông trồng lại rừng tại các khu vực rừng bị chặt phá, lấn chiếm

(08:51:35 AM 02/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 1/8, UBND huyện Đắk Song (Đắk Nông) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông tổ chức phát động trồng rừng tại rừng phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14.

UBND[-]huyện[-]Đắk[-]Song[-](Đắk[-]Nông)[-]phối[-]hợp[-]với[-]Chi[-]cục[-]Kiểm[-]lâm[-]tỉnh[-]Đắk[-]Nông[-]tổ[-]chức[-]phát[-]động[-]trồng[-]rừng[-]tại[-]rừng[-]phòng[-]hộ[-]cảnh[-]quan[-]Quốc[-]lộ[-]14.[-]

UBND huyện Đắk Song (Đắk Nông) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông tổ chức phát động trồng rừng tại rừng phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14. -Ảnh minh họa: TL



Tham gia buổi lễ có hơn 200 đoàn viên công đoàn Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông và huyện Đắk Song. Việc chọn huyện Đắk Song tổ chức lễ phát động trồng cây mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển rừng của Đắk Nông trước sự xâm lấn trái phép rừng ồ ạt thời gian qua cũng như khẳng định những diện tích rừng bị xâm lấn, tàn phá sẽ được trồng lại và đất rừng không sử dụng vào mục đích khác.

Tại buổi lễ, các đoàn viên thanh niên đã tiến hành trồng hơn 24.000 cây thông nhỏ tại 29 điểm trên 15 ha đất rừng thông phòng hộ cảnh quan dọc Quốc lộ 14 trước đây bị người dân tàn phá và xâm lấn.

Năm 2014, ngành nông nghiệp và người dân Đắk Nông đã trồng được hơn 2.000 ha rừng với tỉ lệ cây sống trên 85%. Trong mùa mưa năm nay, Đắk Nông sẽ trồng 2.600 ha rừng trong đó có 1.600 ha rừng thay thế, trồng các loại cây như: keo, dầu, thông, sao...

Rừng thông phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14 được trồng từ những năm 1978 - 1979 với diện tích ban đầu trên 400 ha. Ngoài chức năng phòng hộ, rừng thông này còn tạo cảnh quan đẹp cho cả đoạn đường dài gần 30 km dọc theo Quốc lộ 14 từ huyện Đắk Song đi thị xã Gia Nghĩa. Tuy nhiên, thời gian qua, rừng thông bị người dân chặt phá, lấn chiếm, bức tử nghiêm trọng để xây dựng nhà ở, lều lán, trồng các loại cây công nghiệp...

Việc trồng lại thông tại các khu vực rừng bị lấn chiếm thể hiện rõ quan điểm bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng của tỉnh Đắk Nông trước tình trạng rừng bị xâm lấn nghiêm trọng thời gian qua. Đồng thời, góp phần hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2015 của tỉnh cũng như tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng.

Ngọc Minh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Nông trồng lại rừng tại các khu vực rừng bị chặt phá, lấn chiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI