Tài nguyên - Thiên nhiên
Đắk Nông: Tình trạng vi phạm lâm luật diễn biến phức tạp
(12:23:50 PM 20/12/2015)Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng đã phối hợp kiểm tra, phát hiện, lập biên bản xử lý 967 vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng; riêng tình trạng phá rừng là 372 vụ, thiệt hại gần 290 ha, tăng 71 vụ và tăng 156 ha so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, lực lượng chức năng đã xử lý hành chính 909 vụ, hình sự 51 vụ, tịch thu gần 1.100 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 7 tỷ đồng.
Tình trạng vi phạm lâm luật diễn biến phức tạp ở Đắk Nông
Ngoài ra, tình trạng chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn cũng diễn biến phức tạp. Năm 2015, tỉnh Đắk Nông xảy ra 3 vụ chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, gây thương tích cho 7 người. Ngoài ra, nhiều điểm nóng về phá rừng được tỉnh xác định gồm: xã Quảng Trực, Đắk Ngo huyện Tuy Đức; xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa; xã Đắk Ha, Quảng Sơn huyện Đắk G’Long...
Theo ông Nguyễn Ngọc Tài - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông, nguyên nhân tình trạng mất rừng ở Đắk Nông là do áp lực dân số tăng nhanh, nhất là dân di cư ngoài quy hoạch, dẫn đến nhu cầu đất ở, đất sản xuất tăng; giá cả một số mặt hàng nông sản tăng cao nên người dân phá rừng, lấn chiếm đất để trồng hoặc buôn bán đất để hưởng lợi nhưng chưa được ngăn chặn. Bên cạnh đó, một số chủ rừng không đủ năng lực bảo vệ rừng, buông lỏng quản lý dẫn đến rừng bị phá với diện tích lớn mà không có biện pháp ngăn chặn và báo cáo kịp thời. Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe; việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định 135 của Chính phủ không hiệu quả; chính quyền địa phương cấp huyện, xã chưa thực hiện hết trách nhiệm theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng...
Để hạn chế tình trạng vi phạm lâm luật, thời gian tới, tỉnh Đắk Nông sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp như: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng, ký cam kết thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng; thực hiện giao đất, giao rừng cảnh quan đường Hồ Chí Minh cho các hộ gia đình tại xã Trường Xuân và Nâm N’Jang (huyện Đắk Song) để bảo vệ; điều chỉnh lại đề án cho thuê rừng, giao rừng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng bố trí lực lượng chức năng chủ động ngăn chặn các vụ phá rừng, cháy rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép; tuần tra, kiểm tra 24/24 tại các điểm nóng, để ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ vi phạm; duy trì và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa tỉnh Đắk Nông với tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Ngoài ra, tỉnh chỉ đạo các địa phương kiểm tra, nắm chắc tình hình dân di cư ngoài quy hoạch để hạn chế tình trạng phá rừng lấy đất ở, đất sản xuất…
Tính từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông có thêm 26.000 ha rừng bị chặt phá, 50.000 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.