Tài nguyên - Thiên nhiên
Đắk Lắk: Cưa cây di sản vì... sợ lây bệnh
(14:14:02 PM 24/08/2016)
Hình ảnh đưa đăng trên mạng xã hội Facebook tỏ ra tiếc nối khi cây bị cưa
Những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook đã đăng tải hình ảnh về việc cưa 3 nhánh chính của cây long não bên trái (từ ngoài cổng vào) nằm trong quần thể di tích lịch sử Biệt điện Bảo Đại (số 4 Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Nội dung đưa lên mạng có nội dung lo ngại và thắc mắc về quy trình cưa cây.
Ba nhánh chính của cây long não bị cưa vì sâu bệnh
Để làm rõ vấn đề này, sáng 24-8, phóng viên đã trao đổi với ông Trần Hùng, Giám đốc Trung tâm quản lý di tích tỉnh Đắk Lắk. Theo ông Hùng, cách đây khoảng vài tháng, đơn vị quản lý cây xanh đô thị đã phát hiện các nhánh cây của cây long não bị khô héo từ từ. Sau đó, đơn vị này phối hợp với trung tâm bảo tồn di tích đề xuất hướng xử lý lên cơ quan chức năng. Sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh Đắk Lắk, Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và nhiều cơ quan chức năng khác, mới tiến hành cưa bỏ các nhánh bị bệnh.
Cây long não đã được công nhận là cây di sản Việt Nam từ tháng 12-2014
“Lúc đầu trung tâm cũng không đồng ý cắt bỏ ngay mà nhờ các nhà khoa học vào cuộc nhưng đều được trả lời không thể cứu chữa, buộc phải cắt bỏ. Việc cắt 3 nhánh chính của cây di sản là bất đắc dĩ, tránh việc lây lan bệnh cho các nhánh khác và gãy khi mưa gió” - ông Hùng cho biết thêm.
Cây còn lại hiện vẫn xanh tốt, không có dấu hiệu sâu bệnh
Trước đó, cuối tháng 12-2014, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận gắn biển Cây di sản Việt Nam cho 2 cây long não. Hai cây này được trồng từ những năm 1930, trồng đối xứng cổng vào Biệt điện Bảo Đại. Thân cây có đường kính khoảng 2,5m, cao gần 30m, có nhiều cành to, dài, tán lá rất rộng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.