Tài nguyên - Thiên nhiên
Các loài thực vật có hình dáng hài hước đến đáng sợ
(09:18:51 AM 16/07/2013)1. Cây hoa rồng có hình đầu lâu
Cây kim ngư thảo - còn gọi là hoa mõm chó hoặc hoa rồng (Antirrhinum hoặc snapdragon) là một loài cây khá phổ biến trong vườn nhà phương Tây. Đúng như tên gọi, phần hoa của cây khi còn tươi có hình dáng rất giống đầu rồng.
Nhưng đó là khi cây còn sống. Khi cây chết đi, phần hoa héo tàn và những gì còn sót lại của cây có thể gây hoang mang cho nhiều người, vì chúng có hình dáng khá giống đầu lâu.
Cây hoa rồng cũng gắn liền với nhiều ý nghĩa, truyền thuyết. Vào thời xa xưa, con người thường trồng cây hoa rồng trong vườn vì cho rằng chúng có sức mạnh siêu nhiên, có thể bảo vệ gia đình khỏi những kẻ lừa đảo, lời nguyền hoặc yêu thuật.
Bên cạnh đó, cũng có lời đồn về việc người nào ăn hoa rồng có thể trẻ ra vài tuổi. Không dừng lại ở đó, có người còn quan niệm, mang theo hoa rồng trong người có thể khiến phụ nữ trở nên thu hút và đẹp lộng lẫy.
Tuy nhiên, sự thật về điều bí ẩn liệu người mang hoa rồng bên mình có trở nên quyến rũ, ăn hoa rồng có trẻ ra thật không... thì vẫn chưa ai kiểm chứng.
2. Hoa lan mặt khỉ (Monkey Orchid)
Hoa lan mặt khỉ hay "Lan hầu tử" có tên khoa học là Dracula simia. "Dracula" là một chi trong các loài hoa phong lan nhưng hai chiếc cựa dài của đài hoa trông giống như chiếc răng nanh ma cà rồng trong các bộ phim giả tưởng, "simia" là con khỉ trong tiếng Latin. Loài phong lan này được đặt tên vào năm 1978 bởi nhà thực vật học Luer.
Hoa lan khỉ có thể nở vào bất kỳ mùa nào trong năm.
Loài hoa lan này được phát hiện tại phía Đông Nam Ecuador và biên giới Peru. Nó phát triển ở độ cao từ 1.000 - 2.000m so với mực nước biển.
"Lan hầu tử" nở quanh năm và có mùi hương giống như cam quýt chín. Mặc dù đã có nhiều nơi tiến hành cấy ghép và trồng hoa "Lan hầu tử" nhưng loài hoa này vẫn rất hiếm gặp.
3. Hoa dơi đen
Cũng giống như hoa rồng, hoa dơi đen được đặt tên dựa theo hình dáng khá đặc biệt của nụ hoa - một con dơi đang treo mình ngủ. Những bông hoa khi nở có thể phát triển với chiều dài lên đến hơn 30cm, cùng những tua hoa dài đến hơn 70cm.
Loài hoa này có tên gọi là khoa học là Tacca Chantrieri
Loài hoa này có thể tìm thấy tại những vùng nhiệt đới của Austrlia, Đông Nam Á và Châu Phi.
Đây là một loài hoa khá kỳ lạ với màu tím đậm thu hút. Tại khu vực Nam Mỹ, người ta coi đây là loài hoa quý phái vì vẻ đẹp của nó. Trong tự nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như tại một số khu rừng nhiệt đới của Trung Quốc, hoa dơi đen có thể phát triển đến hơn 90cm.
4. Cỏ vuốt quỷ
Cỏ có hình dạng giống vuốt của những con quái vật thường chỉ thấy trong những bộ phim kinh dị. Cỏ vuốt quỷ có thể dính vào quần áo mỗi khi con người đi qua và chạm vào.
Cỏ vuốt quỷ có "danh pháp" khoa học là Harpagophytum, hay còn gọi là gỗ nhện. Có nguồn gốc ở Nam Phi nhưng chúng được tìm thấy nhiều ở bang Arizona (Mỹ).
Vỏ hạt của loại cỏ này được thiết kế nhằm bám vào người động vật hoặc người đi ngang qua. Cùng với sự di chuyển, cỏ vuốt quỷ sẽ vô tình được nghiền nát và giúp giải phóng hạt giống.
Mặc dù có hình dạng xấu xí nhưng đây là một loài cỏ có tiềm năng được sử dụng làm dược liệu. Tại Nam Phi, đã từ rất lâu người ta sử dụng cỏ vuốt quỷ để làm thuốc hạ sốt, giảm đau, trị các bệnh như viêm dạ dày, viêm túi mật, viêm thận… Người châu Âu ứng dụng cỏ vuốt quỷ cho các chứng viêm khớp. Ngoài ra, với đặc điểm khá dẻo dai, người dân bản địa còn sử dụng cỏ vuốt quỷ trong việc đan lát.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.