Thứ ba, 21/01/2025, 07:40:44 AM (GMT+7)

Cà Mau: Lâm tặc chặt trắng rừng

(08:57:29 AM 18/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Chứng kiến những cánh rừng phòng hộ xung yếu thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng (xã Tân Ân, H.Ngọc Hiển, Cà Mau) bị tàn phá nghiêm trọng, người dân địa phương đã tố giác hành vi tiếp tay cho lâm tặc của cán bộ quản lý rừng.


Cà[-]Mau:[-]Lâm[-]tặc[-]chặt[-]trắng[-]rừng

Rừng bị lâm tặc tàn phá nghiêm trọng - Ảnh: Gia Bách


Đi theo tuyến kênh Vàm Dinh Hạn ra cửa biển Vàm Lũng, qua tiểu khu 125 và chốt Vàm Lũng, ông Đ., một người dân địa phương, cho biết: “Nhìn hai bên thấy rừng còn xanh tốt như thế nhưng chỉ vào cách bờ biển chừng 200 m thì rừng bị tàn phá nghiêm trọng”. Đúng như lời ông Đ., tuyến rừng từ Kinh Đào sang rạch Bào Gọ có rất nhiều cây đước hơn 10 năm tuổi bị lâm tặc chặt phá nghiêm trọng, có khu bị chặt trắng. Theo tố cáo của người dân, do khu vực này không có cây đước lâu năm nên lâm tặc chặt theo hình thức đốn tỉa. Còn ở phía giáp biển Đông, rừng bị khai thác trắng. Có nhiều cây vừa bị chặt cách đây chưa lâu, lõi còn nhựa màu vàng.

Hiện những vạt rừng giáp mặt biển Đông bị lâm tặc chặt phá vào sâu hàng trăm mét, tính từ mép nước vào. Cả một đoạn dài hơn 1 km, vào sâu từ 50 - 200 m, cây rừng chỉ còn lại gốc, nhánh và đọt nằm ngổn ngang. Theo cách tính toán của ông Đ., có hàng trăm mét khối gỗ ở đây bị chặt phá trong nhiều năm qua.

Cán bộ quản lý rừng bảo kê cho lâm tặc ?

Bà Phạm Thị L. (ngụ xã Tam Giam Tây, H.Ngọc Hiển) bức xúc: “Dân nghèo ở đây muốn vào rừng mò cua, bắt ốc thì rất khó, còn lâm tặc thì hằng ngày vào rừng đốn cây như chốn không người. Phải có sự tiếp tay của cán bộ nên lâm tặc mới phá rừng mạnh như thế”.

Ngày 17.11, ông Nguyễn Văn Quân, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Người dân đã gửi đơn tố cáo đến UBND tỉnh và tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Sở NN-PTNT làm rõ nội dung đơn tố cáo của người dân trong tuần này”. Ông Phạm Thế Tài, Chánh thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, Tổ trưởng tổ công tác, cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành thanh tra việc người dân tố cáo cây rừng bị chặt phá. Chuyện cây rừng bị thiệt hại là có, trách nhiệm của anh em trong chuyện này là có. Nhưng cần làm rõ nghi vấn cán bộ bảo vệ rừng tiếp tay cho lâm tặc như lời người dân tố cáo”.

Trước đó, từng có thông tin về việc những vạt rừng giáp biển Đông của Ban quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng bị lâm tặc chặt phá nghiêm trọng. Sau đó, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau thành lập tổ công tác kiểm tra vụ việc. Báo cáo nêu rõ tổng diện tích bị chặt phá là 6.050 m2, với tỷ lệ chặt chọn khoảng 35%.

Gia Bách/TNO
Từ khóa liên quan: Cà Mau, Lâm tặc, chặt, trắng rừng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cà Mau: Lâm tặc chặt trắng rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI