Tài nguyên - Thiên nhiên
Bí mật rừng nhiệt đới mulu
(15:45:41 PM 03/11/2014)Malaysia không xa lạ với nhiều du khách Việt Nam, nhưng rừng Mulu hẳn nhiều người chưa biết đến.
Hệ thống cầu treo trong rừng Mulu
Một trong những lều ngắm cảnh được dựng trên các cây cao - Ảnh: M.dung
Vườn quốc gia Gunung Mulu là nơi vô cùng nổi tiếng bởi thiên nhiên ưu đãi cho nơi này quá nhiều kỳ quan thắng cảnh: rừng nguyên sinh, hang động lớn vào hàng đầu thế giới, núi đá hình tháp nhọn, thác nước… và vô vàn loài động thực vật quý hiếm.
Thời điểm đẹp nhất để thăm Mulu là vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 8 hằng năm.
Vào rừng, không cần leo cây
Để đến được Mulu, bạn nên đặt trước nơi ở sẽ có người đưa đón bao gồm ăn uống. Sau đó hãy bắt đầu từ Sarawak đến thành phố Miri, rồi lên một loại máy bay nhỏ chuyên chở hành khách du lịch sang Mulu. Chuyến bay ngắn chưa đến một giờ và giá cả phải chăng. Hoặc nếu có thời gian bạn có thể đi đường sông bằng tàu thủy khoảng 100km.
Mulu là rừng mưa nhiệt đới, lượng mưa dày quanh năm, nhiệt độ khá cao nhưng không khí lại trong lành, dễ chịu. Đây là một quần thể phức hợp và các khu thắng cảnh được xếp liên hoàn để dễ dàng di chuyển. Hệ thống đường luồn sâu vào rừng mưa nhiệt đới tới các hang động, suối thác và núi được lát gỗ chắc chắn. Các bậc thềm trèo lên dốc đều được lát gỗ rừng và tay vịn an toàn.
Khu bảo tồn có bản đồ hướng dẫn chi tiết đến các điểm và có hướng dẫn viên cũng là các tình nguyện viên về bảo tồn. Để du khách được tận mắt xem và chụp hình các loài chim, khu bảo tồn đã cho xây dựng hệ thống các tháp cao (tree top tower) nằm nấp trong rừng cây. Các tháp này cao trên 20m để bạn có thể dễ dàng leo lên cùng với ống nhòm hoặc máy ảnh.
Rừng mưa nhiệt đới tạo thành một thảm thực vật với các tầng cao thấp phong phú xanh tươi. Rất nhiều giống cây gỗ quý được bảo tồn. Người ta cho làm hệ thống dây tời chằng qua các thân cổ thụ để làm lối đi cầu gỗ cho du khách đi qua không trung và tiếp cận các loài chim chóc. Cầu treo lơ lửng trên cao này được gọi là The Mulu Canopy Skywark.
Tìm chụp ảnh các loài chim quý là một trong những thú của các nhiếp ảnh gia đến đây, nhưng côn trùng lại là lựa chọn thứ hai của họ. Nền khí hậu và mưa quanh năm khiến côn trùng sinh trưởng khỏe mạnh và nhiều loài to lớn khó tin.
Côn trùng là người dọn dẹp cánh rừng và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của các loài có mặt khắp nơi trong kẽ lá, thân cây. Mulu còn là nơi dành cho các nhà nghiên cứu về các loài thằn lằn bay, tắc kè nhiều màu sắc.
Điểm ngắm đàn dơi ngoài cửa hang Deer - Ảnh: M.dung
Sau hành trình vất vả, ngâm mình trong làn nước mát thật sảng khoái - Ảnh: M.Dung
Ngày đi, đêm ngắm
Đấy là thời điểm ban sáng cho việc đi bộ vòng quanh rừng nhiệt đới. Khoảng từ 4 giờ chiều du khách sẽ cùng nhau đi về hướng núi, nơi có một hang Deer lớn nổi tiếng.
Khu bảo tồn cho xây dựng một nhà nghỉ chân, nơi bạn có thể ngồi nghỉ ngơi và ngắm hàng vạn hàng tỉ đàn dơi bay ra khỏi núi đi tìm mồi. Chúng nối đuôi thành từng đàn không dứt bay lên nền trời lúc hoàng hôn làm thành những dải dài như lụa. Đây là khoảnh khắc tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, bạn đừng nên bỏ lỡ thời khắc này.
Quanh khu vực này là dày đặc các hang động lớn luồn trong các khe núi. Trước khi người ta tìm thấy hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới ở Phong Nha - Kẻ Bàng (Việt Nam) thì Deer Cave là hang động lớn nhất.
Ngoài ra xung quanh vùng này còn có hang Lang và các cụm hang lớn nhỏ khác. Và cũng gần đấy bạn có thể ghé thăm vườn Eden trong hang động tuyệt đẹp có một ô cửa nhìn ra thảm xanh hoa lá và một thung lũng lớn để có thể dạo bộ.
Từ hang Deer, bạn men theo sườn núi để đến một hồ nước trong xanh Sweet Water nằm nấp trong rừng già. Suối thác từ trên cao đổ vào hang Deer rồi ào ra thành một hồ nhỏ đẹp như trong cổ tích.
Sau nhiều giờ leo núi và đường dốc, Sweet Water là gợi ý tuyệt vời cho bạn ngâm mình vào làn nước mát lạnh. Một trong những hoạt động chính của khu bảo tồn là dịch vụ hướng dẫn du khách vào thăm rừng ban đêm.
Ban đêm ở đây thường có mưa rả rích nhưng đấy lại là thời điểm thú vị để bạn có thể khám phá cuộc sống về đêm của các loài nhiệt đới. Nếu bạn có thể lực tốt và muốn leo núi để thử sức mình, hãy chọn ngọn núi đá với những tháp nhọn Mount Api để ghé thăm.
Rừng mưa nhiệt đới là nơi chứa nhiều bí ẩn về thiên nhiên của vùng châu á và nhất là Borneo. Mulu là niềm tự hào lớn của sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên hoang dã của đất nước Malaysia, vì thế nếu đến thăm hòn đảo lớn này mà bạn chưa đi thăm rừng nhiệt đới là một thiếu sót.
Du khách yêu thiên nhiên và các nhà nghiên cứu, tình nguyện viên bảo tồn thế giới hoang dã từ khắp nơi đổ về đây và lưu trú dài ngày ở Mulu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.