Thứ bảy, 18/01/2025, 19:04:03 PM (GMT+7)

Bảo tồn vườn chim độc đáo trong lòng thành phố Cà Mau

(20:50:28 PM 18/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển vườn chim nhân tạo duy nhất của cả nước có vị trí nằm trong lòng thành phố.

Vườn chim nhân tạo độc nhất vô nhị nằm trong khuôn viên Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau), được hình thành và duy trì hơn 20 năm. Tổng diện tích vườn chim khoảng 31.550 m2.  

 

Bảo[-]tồn[-]vườn[-]chim[-]độc[-]đáo[-]trong[-]lòng[-]thành[-]phố[-]Cà[-]Mau

Ảnh: IE

 
Đây là kết quả dẫn dụ nhân tạo hàng ngàn cá thể chim trong tự nhiên về đây sinh sống. Theo kết quả nghiên cứu, kiểm đếm của Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Điểu học Hoàng gia Nhật Bản vào thời điểm tháng 4/2018 cho thấy, vườn có khoảng 6.603 cá thể chim với khoảng 53 loài chim khác nhau. Tuy nhiên, số lượng chim có dao động theo từng mùa trong năm, vào thời kỳ cao điểm có hơn 10.000 cá thể chim đến làm tổ, sinh sản và định cư tại vườn chim nhân tạo giữa lòng thành phố Cà Mau, phần lớn là chim cò (cò trắng, cò bợ, cò ngàng), chim cồng cọc, chim vạc, chim điêng điển ( còn gọi lại chim cổ rắn), diệc xám...
 
Để bảo tồn và phát triển vườn chim, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển vườn chim trong khuôn viên Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020; trong đó, đề xuất duy trì và mở rộng vườn chim theo hai phương án. Phương án 1 sẽ giữ nguyên hiện trạng, không mở rộng diện tích vườn chim. Phương án này sẽ tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước, vì không giải phóng mặt bằng nhưng gặp hạn chế là việc duy trì đàn chim gặp nhiều khó khăn. Do diện tích vườn nhỏ, không có vùng đệm nằm trong lòng đô thị, các hoạt động của con người sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đàm chim.
 
Phương án 2 sẽ mở rộng mặt bằng vườn chim về phía Đông Bắc khoảng 3,66 ha, nhằm mục đích mở rộng không gian sinh sống cho đàn chim trong vườn, tạo vùng đệm, giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu của tác động như tiếng ồn, khói, bụi, sóng điện từ... Tuy nhiên, phương án này có chi phí đầu tư cao do phải thu hồi đất, bồi hoàn giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa; chưa kể gây mất nhiều thời gian, có thể kéo dài nhiều năm.
 
Do vậy, trong giai đoạn 2018 - 2020, Đề án chỉ tính toán đưa ra giải pháp bảo tồn, duy trì và phát triển vườn chim theo phương án giữ nguyên hiện trạng, không mở rộng diện tích vườn chim. 
 
Mục tiêu chung của Đề án chính là bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái vườn chim; giữ gìn và bảo vệ môi trường tại vườn chim không bị ô nhiễm, không làm ảnh hưởng xấu đến dân cư đang sinh sống gần khu vực vườn chim. Tỉnh tôn tạo và duy trì nơi sống phù hợp cho quần xã chim nhằm bảo tồn loài, thông qua việc tạo chỗ ở và sinh sản, nuôi dưỡng, chăm sóc, quy tập chim phù hợp về số lượng, thành phần loài chim đầm lầy đặc trưng của vùng Cà Mau. Thêm nữa, việc bảo tồn vườn chim trong lòng thành phố gắn với tạo cảnh quan sinh động, gần gũi với thiên nhiên, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, tham quan; qua đó, đáp ứng nhu cầu tinh thần cho người dân, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã trong cộng đồng.
 
Trước mắt, các cơ quan chức năng tỉnh thực hiện các giải pháp bảo tồn tại chỗ các loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng tại vườn chim; duy trì nuôi thuần dưỡng chim; khai thác và phát triển đảm bảo cân bằng số lượng đàn chim so với sức tải của hệ thống; xây dựng vườn chim mini, tiểu cảnh, hệ thống giám sát (chòi quan sát, camera, ống nhòm hồng ngoại...) để phục vụ khách tham quan du lịch, học tập và nghiên cứu khoa học.
 
Tỉnh Cà Mau đã đưa ra nhiều giải pháp cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đảm bảo các chỉ số nằm trong giới hạn cho phép, kiểm soát dịch bệnh cho đàn chim, ngăn ngừa động thực vật ngoại lai.... Tỉnh chú trọng phát triển hệ thống cây xanh và thảm thực vật, tăng thảm cây xanh đến năm 2020 lên từ 1,5 - 2 lần so với hiện trạng nhằm đảm bảo môi trường phù hợp cho các loài chim làm tổ, sinh sản và phát triển.
 
Bên cạnh đó, tỉnh kiện toàn nhân sự quản lý vườn chim, chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực tại chổ để phục cho công tác quản lý, chăm sóc vườn chim, đồng thời, tham gia bảo tồn các vườn chim khác trên địa bàn tỉnh.
 
Theo ông Lê Minh Sơn, Trưởng Ban Quản lý Di tích thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, bình quân mỗi năm Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đón trên 60.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trong đó gần khoảng 50% lượt khách đến tham quan vườn chim.
Kim Há
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn vườn chim độc đáo trong lòng thành phố Cà Mau

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI