Tài nguyên - Thiên nhiên
Bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim
(11:37:18 AM 12/11/2015)Với tổng diện tích của vườn là 7.313 ha, thảm thực vật phong phú, trên 130 loài khác nhau, có 129 loài cá nước ngọt sinh sống, 198 loài chim nước. Tràm chim còn có 29 loài lưỡng cư, bò sát thuộc 3 bộ, 11 họ và 25 giống… đây là mô hình thu nhỏ cảnh quan của Đồng Tháp Mười, có giá trị đặc biệt, trở thành nơi bảo tồn những loài động thực vật hoang dã.
Đàn cò sải cánh bay lượn giữa vườn quốc gia Tràm Chim
Công tác quản lý, bảo vệ Vườn quốc gia Tràm Chim luôn được các cấp lãnh đạo của tỉnh Đồng Tháp quan tâm. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt quy hoạch và đầu tư 208 tỷ đồng cho việc bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2013-2020. Mục tiêu nhằm bảo vệ, bảo tồn khu rừng đặc dụng với các cảnh quan tiêu biểu, các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, các loài động, thực vật quý, hiếm của vùng Đồng Tháp Mười. Đặc biệt, vừa qua Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim có 13 ấp, gồm 5 xã: Phú Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp, Phú Đức và Tân Công Sính có 7.311 hộ và diện tích vùng đệm 16.858 ha. Vùng đệm có tác dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại Vườn quốc gia Tràm Chim, thu hút người dân tham gia các hoạt động của Vườn theo phương thức đồng quản lý nhằm từng bước nâng cao, ổn định đời sống của người dân sống trong vùng đệm.
Hiện nay, Vườn quốc Tràm Chim đã xây dựng được 19 trạm bảo vệ. Vườn đã thành lập Hạt kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý các vụ việc vi phạm; đồng thời thành lập Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng, thành lập các đội phòng cháy chữa cháy rừng ở các xã, thị trấn xung quanh Vườn; tăng cường nạo vét các kênh mương trữ nước phục vụ trong mùa khô, xây dựng, sửa chữa và bổ sung nhiều biển báo cấm lửa, bảng báo cấp cháy rừng, bảng quy ước, quy định… tại các khu vực trọng điểm đông dân cư. Vườn thực hiện các hình thức bảo vệ như có Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đó là Khu A1 có tổng diện tích 4.939,8 ha. Phần khu bảo vệ nghiêm ngặt có chức năng bảo vệ cảnh quan và môi trường thiên nhiên của Đồng Tháp Mười. Bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm và khu cư trú của các loài động vật hoang dã, các loài sinh vật nước, diện tích này cung cấp nơi đáp, bãi ăn cho sếu, diệc, cò và các loài chim nước khác. Phân khu này được thiết kế để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng Tháp Mười và cũng là khu vực thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học. Phân khu này có đê bao xung quanh; có 4 đài quan sát cao từ 18 đến 20 mét để kiểm tra người xâm nhập vào vườn và cảnh giác báo cháy từ xa.
Đối với Phân khu phục hồi sinh thái gồm 4 phân khu: Khu A2, A3, A4, A5 có tổng diện tích 2.327,2 ha, nơi đây Phân khu phục hồi sinh thái với chức năng tái tạo hệ sinh thái thiên nhiên bị tàn phá, phân khu này được thiết kế để bảo vệ khai thác, bãi ăn cho các loài chim quý hiếm như sếu đầu đỏ, ô tác, giang sen, điêng điểng…
Tại Vườn quốc gia Tràm Chim còn có 8 loại thực vật được ưu tiên bảo tồn, lưu giữ như: Cây gáo vàng, cà giâm, sen, lúa trời, năng kim, ráng gạt nai, dây chọi và cỏ bắc, đây là các loại thực vật được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Đa số các loại thực vật quý hiếm đang phát triển khắp các khu A1 đến A5 của Vườn, phát triển ở các vùng trũng, ao, hồ, kênh, mương. Riêng cây lúa trời còn gọi là lúa ma (Oryza rufipogon) hiện được lưu giữ và bảo tồn hàng trăm ha và Vườn thực hiện chương trình du lịch trải nghiệm thu hoạch lúa trời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.