Thứ hai, 20/01/2025, 05:18:20 AM (GMT+7)

Bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với các vấn đề môi trường toàn cầu

(08:05:56 AM 30/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 29/9, trong khuôn khổ Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, đã diễn ra Hội thảo chuyên đề về Bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với các vấn đề môi trường toàn cầu của Việt Nam.

[-]Bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]và[-]ứng[-]phó[-]với[-]các[-]vấn[-]đề[-]môi[-]trường[-]toàn[-]cầu

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám độc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các báo cáo về “Hiện trạng đa dạng sinh học và các vấn đề ưu tiên trong quản lý đa dạng sinh học tại Việt Nam” do TS. Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường trình bày, báo cáo về “Công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Nam Định” do Phan Văn Phong, Phó Giám đốc Sở TN&MT Nam Định trình bày, báo cáo về “Thách thức trong thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và các giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện” do Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám độc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên trình bày.

Theo báo cáo, Việt Nam là quốc gia giàu có về ĐDSH, được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật. Tính đa dạng về hệ sinh thái (HST) bao gồm rừng, biển, đất ngập nước; sự phong phú và giàu có về các loài và nguồn gen sinh vật; và dịch vụ sinh thái-môi trường do chúng mang lại; cùng hệ thống các kiến thức truyền thống và văn hóa địa phương về quản lý và sử dụng tài nguyên đã làm cho ĐDSH có vai trò và giá trị vô cùng to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, nhất là lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản. Du lịch sinh thái cũng đang trở thành ngành kinh tế đầy tiềm năng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

 

[-]Bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]và[-]ứng[-]phó[-]với[-]các[-]vấn[-]đề[-]môi[-]trường[-]toàn[-]cầu

Đoàn Chủ tịch Hội thảo


Nhận thức được sự cần thiết phải bảo tồn ĐDSH, từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, Đảng và nhà nước đã có những chính sách bảo vệ các khu rừng nguyên sinh (rừng cấm), nhờ đó Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập. Tuy nhiên, quyết tâm và cam kết bảo tồn ĐDSH của nhà nước được chú trọng hơn sau khi Việt Nam trở thành viên công ước CBD và CITES năm 1994. Một hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn (VQG/KBT) của Việt Nam đã được quy hoạch và thành lập trên toàn quốc (theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản). Đến nay, Việt Nam đã có 164 KBT rừng đặc dụng với tổng diện tích gần 2,2 triệu ha và dự kiến đến năm 2020 sẽ nâng lên 176 khu tương đương 2,4 triệu ha.


Thành tựu và cũng là cột mốc quan trọng nhất cho sự nghiệp bảo tồn ĐDSH Việt Nam là Luật ĐDSH được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2009. Luật ĐDSH được đánh giá là rất tiến bộ, có tầm nhìn, hệ thống và tiếp cận đầy đủ các cam kết và chuẩn mực quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Đây là khung luật đầu tiên của Việt Nam quy định về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Trên cơ sở này, đến nay đã có 10 Nghị định của Chính phủ, 12 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 23 Thông tư của Bộ trưởng đã được ban hành, thể chế hóa các chiến lược, quy hoạch, cơ chế về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH Việt Nam. Nhằm duy trì và bảo tồn ĐDSH và thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành TƯ Đảng, các cơ quan Nhà nước phải triển khai đồng bộ rất nhiều các giải pháp, biện pháp. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn ĐDSH sớm đi vào nề nếp và đạt hiệu quả thì việc xác định rõ và tổ chức triển khai các nhiệm vụ ưu tiên nhằm duy trì, bảo tồn sự ĐDSH của Quốc gia là việc quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm.


Tại Hội thảo, GS. TSKH. Chu Hồi đã nêu ý kiến về việc bảo vệ lãnh thổ biển và sự quan trọng của đa dạng sinh thái biển, đồng quan điểm với GS.TSKH. Chu Hồi, các đại biểu  cũng nhất trí việc cần thiết đưa ra các luật và thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn sinh học biển nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.

Những đóng góp, ý kiến của các đại biểu đã phần nào góp phần giải quyết được các khúc mắc, khó khăn trong việc thực hiện, thực thi pháp luật trong bảo vệ động vật hoang dã, cũng như trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.

Thông qua Hội thảo, có thể thấy rằng đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam. Việc triển khai các công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức cần thiết và cấp bách.

BT (tổng hợp) - Ảnh: VEA
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với các vấn đề môi trường toàn cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI