Thứ sáu, 24/01/2025, 03:06:15 AM (GMT+7)

Báo động tình trạng khoan giếng bừa bãi

(06:03:18 AM 09/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra tình trạng nhiều nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê tự động tổ chức khoan giếng tràn lan để lấy nước tưới cho cà phê, làm suy giảm tài nguyên nước ngầm và sạt lở đất nghiêm trọng.


Hình minh họa

Mới đây, tại rẫy cà phê của gia đình ông Ama Phong, buôn Niên 1, xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn) đã xảy ra một vụ sụt lún đất gây nên một tiếng nổ lớn, tạo thành một hố có chiều rộng 5 mét, chiều sâu hơn 4 mét gây nhiều lo lắng cho các hộ đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Qua khảo sát trên địa bàn bị sụt lún rất nhiều giếng khoan có độ sâu từ 40 đến 90 mét do đồng bào các dân tộc tự ý khoan mà không có bất cứ sự tư vấn nào về chuyên môn kỹ thuật.

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, nguyên nhân chính của việc sụt lún đất nói trên là do khai thác nước ngầm quá mức của người dân tại địa phương dẫn đến cấu trúc tầng nước bazan trên cùng bị phá vỡ, gây sụt lún cục bộ. Việc sụt lún này cũng đã diễn ra ở nhiều nơi có trồng cà phê như đồi Cư Pơ, thôn Đạt Lý (thành phố Buôn Ma Thuột), chủ yếu là ở những nơi có nhiều giếng khoan để lấy nước tưới cho cà phê.

Thống kê sơ bộ từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có gần 3.000 giếng khoan để lấy nước tưới cho 57% diện tích cà phê (toàn tỉnh hiện có trên 202.000 ha cà phê, trong các tháng mùa khô, nhu cầu tưới khoảng 1.528.940 mét khối/ ngày, chiếm 0,71% tổng trữ lượng tiềm năng nước ngầm Đắk Lắk). Có những giếng khoan sâu từ 100 mét trở lên, thậm chí có nơi còn đào giếng phần trên (giếng đào) sau đó tổ chức khoan sâu xuống, hoặc kết hợp khoan ngang với nhiều lỗ khoan để lấy nước chống hạn cho cây cà phê.

Để ngăn chặn tình trạng khoan giếng bừa bãi lấy nước tưới cho cây cà phê, tỉnh Đắk Lắk cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động các nông hộ sử dụng nguồn nước tiết kiệm và thực hiện theo đúng pháp luật về khai thác nguồn tài nguyên nước ngầm; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác nguồn nước ngầm quá mức, gây thiệt hại cho cộng đồng. Ngoài ra, các lực lượng chức năng làm tốt hơn nữa việc vận động các nông hộ chuyển đổi các diện tích cà phê không chủ động được nguồn nước sang trồng các loại cây trồng khác.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo động tình trạng khoan giếng bừa bãi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI