Tài nguyên - Thiên nhiên
Bạc Liêu: Máu đổ trên bãi nghêu
(13:23:23 PM 12/08/2015)
Dân nghèo ven biển chuẩn bị đi cào nghêu trong mưa
Trưa 11-8, chúng tôi có mặt tại cửa biển Cái Cùng, nơi vừa xảy ra trận hỗn chiến giữa hàng trăm người đi cào nghêu và những bảo vệ bãi nuôi nghêu của ông Lê Minh Phát. Theo quan sát, những người bị chủ bãi nghêu cho là cướp có cả những em nhỏ chỉ mới 5 - 10 tuổi.
Hỗn chiến
Trên gương mặt còn chưa hết bàng hoàng, chị Trần Thị Trang (30 tuổi; ngụ ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) kể: “Chiều 8-8, tôi cũng như bao người dân địa phương ra bãi biển cào nghêu, cạnh bãi nghêu mà ông Phát bao chiếm. Lúc này, có vài em nhỏ vào bãi của ông Phát để bắt nghêu thì bị bảo vệ dùng dây xích sắt đuổi đánh. Tôi chạy vào can thì bị đánh vào đầu tóe máu. Nhiều người đi cùng thấy vậy chạy đến giải vây. Trong số đó, có anh Châu Văn Nhiều bị đánh tét đầu”.
Sau lần đụng độ đó, hàng ngàn người đã tiến thẳng vào bãi của ông Phát để cào nghêu. Chiều 9-8, họ tiếp tục đụng độ với hàng trăm người nhân danh bảo vệ bãi nghêu gây nên cảnh hỗn chiến. Ông Hùng, một người trong nhóm cào nghêu, kể: “Bên phía ông Phát có gần 200 người nhưng bên dân cào nghêu đông hơn nhiều. Đánh nhau giằng co khoảng 4-5 giờ thì người của ông Phát chịu không nổi, bỏ chạy. Trong đó, người cầm đầu nhóm bảo vệ bị đánh ngất xỉu, 1 người gãy tay. Phía dân cào nghêu chỉ có vài người bị xây xát nhẹ”.
Lý lẽ của dân nghèo
Những năm gần đây, các bãi biển ở ĐBSCL bị ô nhiễm nên nghêu nuôi chết hàng loạt, trừ cửa biển Cái Cùng. Vì vậy, rất nhiều người có tiền ở địa phương và nhiều nơi khác về đây khoanh vùng, thành lập HTX nuôi nghêu thương phẩm. Sáu năm trở lại đây, diện tích bãi nghêu có chủ cứ tăng dần, lên đến hàng ngàn hecta, đồng nghĩa với “nồi cơm” của dân nghèo bị thu hẹp.
Cửa biển Cái Cùng, một bên thuộc xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), một bên thuộc xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải). Các bãi phía xã Vĩnh Thịnh đã được quy hoạch hàng loạt HTX nuôi nghêu thương phẩm nên người dân nghèo chỉ còn kiếm ăn bên vùng bãi biển của xã Long Điền Đông. Tại đây, chính quyền không cho phép tư nhân bao chiếm do sợ đụng chạm đến lợi ích của dân nghèo.
Tuy nhiên, khoảng hơn 1 năm trước, ông Phát đã rào lại một vùng bãi biển rộng khoảng 300 ha để nuôi nghêu. “Tự dưng người ta đến bao chiếm và lấn dần, bít hết đường sống của chúng tôi. Tôi biết xông vào bắt nghêu của người khác nuôi là không đúng nhưng bãi biển này không của riêng ai và cũng không còn đường nào lựa chọn khi cái bụng đói meo” - bà Danh Thị Hằng lập luận.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết huyện đã nắm thông tin vụ tranh chấp bãi nghêu giữa người dân với ông Phát nhưng rất khó xử lý vì số lượng người tham gia rất đông. “Phía ông Phát nuôi nghêu tự phát, không được cơ quan chức năng cấp phép. Do đó, việc thiệt hại tài sản của ông Phát cũng khó có cơ sở để giải quyết. Việc này còn liên quan đến vấn đề sinh kế của nhiều người dân nghèo nên cần thận trọng” - ông Túy nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.