Thứ tư, 22/01/2025, 20:47:11 PM (GMT+7)

7 sinh vật kỳ quái nhất đại dương Tin ảnh

(09:29:02 AM 08/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Cá hình lưỡi rìu hay có khuôn mặt giống một người đàn ông béo phì… là một số loài sinh vật kỳ quái nhất đại dương.

1. Cá lưỡi rừu

 

 

Mặc dù cá này sống rất sâu dưới đáy biển, các nhà khoa học vấn muốn tìm hiểu về loài cá nhỏ nhưng đáng sợ mà con người hầu như không biết về chúng. Tên của loài cá này bắt nguồn từ hình dạng bên ngoài. Phần dưới cằm của chúng giống như một lưỡi rìu. Tuy nhiên, kích thước của loài cá lưỡi rìu rất nhỏ, chỉ khoảng từ 2,5 cm tới 12,7 cm.

 

2. Cá giọt nước

 


 

Cá giọt nước là loài cá biển sâu vùng ôn đới, da thường có màu trắng sửa hay hồng. Khuôn mặt của cá nhìn theo phương ngang từ đằng trước giống như một người đàn ông béo phì có vể cáu gắt với cái mũi hình củ hành nên được bình chọn không chính thức là “Loài động vật xấu xí nhất thế giới”. Chiều dài tối đa của cá là 30 cm. Cơ thể chủ yếu chỉ là khối gelatin nhão nhẹ hơn nước, thiếu cơ bắp nên chúng rất lười vận động.

 

3. Cá răng nanh

 


Cá răng nanh có thân rất ngắn nhưng đầu to, miệng rộng hoác và những chiếc răng nanh dài sắc nhọn. Tuy nhiên, không giống với vẻ ngoài “yêu tinh” dữ tợn, loài cá này lại rất hiền lành. Chúng sống ở độ sâu khoảng gần 5 km dưới biển.

 

4. Hải sâm

 


Hải sâm hay còn được gọi là dưa chuột biển. Loài vật này có thân hình dài, da có ông và có xương trong nằm ngay dưới da. Chúng sống trong lòng biển khắp thế giới. Hải sâm là loài vật chuyên ăn xác chết của động vật dưới biển.

 

5. Cá mập yêu tinh

 


Các nhà khoa học gọi loài cá này là “hóa thạch sống”. Chúng có thể là loài khác biệt và kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác bởi hình dáng xấu xí với chiếc mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác, giống với mỏ chim và một cái sừng dài hơn cả mõm giống với hình cái bay.

 

6. Ốc sên lưỡi hạc

 


Những người sưu tập vỏ sò trên thế giới nên cẩn thận khi gặp loài sên này bởi chiếc vỏ trên lưng chú ốc sên thực chất là lớp mô sống của nó. Sên lưỡi hạc là một loài sên độc do chúng hấp thụ chất độc vào cơ thể khi ăn loài san hô quạt có độc tố.

 

7. Cá vảy chân

 


Cá vảy chân có lẽ là loài sinh vật biển kỳ lạ nhất mà con người biết đến. Chúng xuất hiện trên toàn thế giới, một số là cá nổi, số khác là sinh vật đáy, một số sống ở vùng biển sâu hay thềm lục địa. Chúng được đặt tên theo mấu thịt đặc trưng của mình.

 

(Theo Khoa Học)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 7 sinh vật kỳ quái nhất đại dương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI