Tài nguyên - Thiên nhiên
10 khu hồ chết chóc
(09:44:40 AM 18/02/2014)
Hồ Nyos ở Cameroon được hình thành do nước mưa tích tụ trong quá trình nguội của núi lửa. Lượng nham thạch đã tạo nên một con đập tự nhiên có tác dụng giữ nước. Một túi dung nham của núi lửa nằm bên dưới hồ nước. Khí carbon dioxide (CO2) từ đó xâm nhập vào nước trong hồ, tạo nên axit carbonic (H2CO3) - một chất hóa học có khả năng giết chết người. Ngày 21/8/1986, khoảng 1.700 người đã chết ngạt sau khi khí CO2 thoát ra khỏi hồ vào ban đêm.
Hồ Yellowstone ở Mỹ là một trong những hồ tử thần khủng khiếp, nổi tiếng thế giới. Năm 2003, giới chức trách sáp nhập hồ Yellowstone tuyệt đẹp vào công viên quốc gia Yellowstone, một khu vực núi lửa hoạt động rất mạnh. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, siêu núi lửa Yellowstone sẽ là mối đe dọa lớn đối với thế giới và có thể làm “nổ tung” nước Mỹ một khi nó “thức giấc”. Mặc dù siêu núi lửa Yellowstone đã “ngủ yên” từ hàng trăm ngàn năm qua nhưng hàng ngày nó vẫn đun nóng hồ nước nằm trên miệng núi lửa.
Hồ Horseshoe nằm gần thị trấn Mammoth Lakes, California, Mỹ là một "sát thủ" thầm lặng. Đây là một hồ nước đẹp và được mệnh danh là một trong những hồ tử thần rùng rợn nhất thế giới. Ở khu vực phía Bắc nơi đây, có rất ít cây cối và dấu hiệu tồn tại của sự sống. Lượng carbon dioxide tại đây cao đến 95 lần so với bình thường. Năm 2006, 3 người thiệt mạng vì khí CO2 trong khi trú ẩn ở một hang động gần hồ.
Hồ Mono là một trong những hồ nước lâu đời nhất ở Bắc Mỹ. Nơi đây được mệnh danh là hồ tử thần vì nước chứa những chất độc hại như clorua, cacbonat và sunfat. Giới chức trách đã ban hành lệnh nhằm khôi phục lại sự an toàn của hồ nước đó. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính công việc này sẽ mất khoảng 20 năm.
Hồ miệng núi lửa Mount Rainier là một trong những hồ bất thường trên thế giới. Người ta chỉ có thể đi vào hồ nước này thông qua các hang động ngầm. Khí núi lửa nơi đây là mối đe dọa lớn đối với con người. Sulfur dioxide khi kết hợp với nước tạo thành axit sunfuric. Nước trong hồ miệng núi lửa và dưới hồ chính tạo ra axit sulfuric ăn vào đá núi lửa. Do đó, đá núi lửa ở Rainier có thể dễ dàng sụp xuống bất cứ lúc nào.
Hồ Kivu ở Rwanda được đánh giá là một trong những hồ tử thần nguy hiểm trên thế giới. Lượng khí độc nằm sâu dưới đáy nước lên tới hàng tỉ tấn. Theo tính toán của các nhà khoa học, lòng hồ hiện chứa một số lượng lớn khí metan cùng với khí CO2 khiến nó trở thành quả bom hẹn giờ khổng lồ. Nếu lượng khí này thoát ra, nó sẽ cướp đi sinh mạng của ít nhất 2 triệu người sống xung quanh hồ Kivu. Đồng thời, nó có thể gây ra sóng thần.
Hồ Monoun ở Cameroon cũng tích trữ một lượng lớn khí CO2 độc hại có khả năng gây chết người. Năm 1984, đã có 37 người dân sống ở vùng hồ Monoun cũng qua đời một cách bí ẩn. Trong số 12 nạn nhân đi trên một chiếc xe tải gặp nạn hôm đó, chỉ có 2 người ngồi ở buồng lái may mắn sống sót vì khí CO2 nặng hơn không khí.
Hồ nước sôi (Boilling Lake) thuộc Dominica là một trong những hồ tử thần nổi tiếng thế giới. Khi đến nơi đây, mọi người sẽ kinh ngạc phát hiện những siêu bọt khí tạo thành đám mây hơi nước. Nhiệt độ ở đây rơi vào khoảng 82 - 92 độ C. Do đó, nếu chỉ cần đứng gần hồ nước này trong vài phút, bất cứ người nào cũng tử vong.
Hồ Rakshastal ở Tây Tạng là nơi không có loài thực vật hay loại cá nào có thể sinh tồn. Chính vì vậy, nó được gọi là hồ tử thần. Theo huyền thoại, hồ Rakshastal là nhà của vua quỷ 10 đầu có tên Lanka. Trong Phật giáo, hồ Rakshastal, có hình dạng giống như một lưỡi liềm, đại diện cho bóng tối.
Hồ Karachay ở Nga được gọi là nơi ô nhiễm nhất thế giới. Bề ngoài nơi đây tưởng chừng có cảnh sắc tuyệt đẹp nhưng thực chất đó lại là bãi thải hạt nhân lớn của Nga. Nếu người nào đó đứng ở cạnh hồ Karachay trong khoảng 1 giờ thì sẽ mất mạng. Năm 1968, lượng bức xạ lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của 7.000 người, khiến họ phải rời khỏi khu vực sinh sống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
- Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
- Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
- Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
- Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
- COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
- Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
- WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.