»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:15:10 AM (GMT+7)

”Tips” sống còn cho mẹ bầu công sở

(11:01:25 AM 08/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Với những gợi ý dưới đây, mẹ sẽ không cần lo lắng đến những "tác dụng phụ" của bầu bí khiến mẹ mất "phong độ" ở nơi làm việc.

Mang thai là công việc khó nhọc, và thai kỳ sẽ còn nhọc nhằn hơn khi mẹ mang bầu mà vẫn phải làm việc. Mệt mỏi đấy nhưng mẹ lại chẳng thể "trốn tránh" trách nhiệm của công việc. Vậy thì làm thế nào để thích nghi với môi trường làm việc khi bầu bí? Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ lường trước và lên kế hoạch cho những khó khăn sắp xảy đến, có như vậy mẹ mới có thể đi làm mà vẫn hưởng thụ 9 tháng mang thai một cách nhẹ nhàng.

 


 

Thai kỳ sẽ còn nhọc nhằn hơn khi mẹ mang bầu mà vẫn phải làm việc (ảnh minh họa)

Thông báo tin vui cho đồng nghiệp


Thời điểm thích hợp để mẹ thông báo tin tức tốt lành này với mọi người thường là vào cuối quý một của thai kỳ. Tại thời điểm này, khả năng sẩy thai đã giảm đi đáng kể và các dấu hiệu của mang thai có thể bắt đầu trở nên rõ ràng tùy thuộc vào cơ địa của mẹ. Mặt khác, nếu như mẹ bị ốm nghén nặng, việc thông báo cho cấp trên rằng mẹ đang có bầu để sếp không quy kết mẹ chạy vào WC thường xuyên do những cơn buồn nôn là hành động trốn việc, lười biếng hay hạn chế cử mẹ đi công tác xa dài ngày...


Làm việc khoa học


Mỗi khi đi làm, mẹ hãy lên danh sách và viết vào một tờ giấy nhỏ những việc cần làm theo thứ tự trước- sau, quan trong- ít quan trọng rồi phân bổ hợp lý cho từng việc và đừng quên nhờ sự giúp đỡ của mọi người nếu cần thiết. Mẹ cũng nên cắt bớt những công việc ngoài "phạm vi". Thay vì ôm đồm nhiều việc như trước, hiện tại mẹ chỉ nên làm những công việc chuyên môn mình phụ trách để dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.


Thay đổi nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ và có thể có một số tác động làm giảm khả năng tập trung, vì thế mẹ khó có thể làm việc tốt như trước. Nếu như mẹ không nói ra, mọi người sẽ nghĩ rằng mẹ vẫn ổn, có thể giải quyết được lượng công việc như trước và không "đả động" gì đến công việc của mẹ. Do đó, mẹ nên trình bày với sếp rằng mẹ đang mang bầu và có những lý do khách quan khiến mẹ không thể làm việc hiệu quả như trước. Đồng thời, đề ra một số phương án như xin làm bán thời gian, nhờ đồng nghiệp san sẻ hay nhận bớt việc về nhà... Với thái độ tích cực, chắc hẳn mọi người sẽ thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện cho mẹ. Bà bầu bao giờ cũng được quan tâm và ưu tiên nhất mà.



Thay vì ôm đồm nhiều việc như trước, mẹ chỉ nên làm những công việc chuyên môn mình phụ trách để dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn (ảnh minh họa)


Làm cho mình thoải mái

Hãy điều chỉnh, kê lại bàn ghế sao cho không gian làm việc của mình thật thoải mái và thoáng đãng. Mẹ nên nhớ thai nhi đang lớn dần trong bụng sẽ tạo ra một trọng lượng lớn ảnh hưởng trực tiếp lên cơ bắp cũng như dây chẳng của mẹ bầu. Ngồi nhiều sẽ không tốt, tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh tọa, bệnh cột sống, sưng mắt cá chân. Vì thế, cứ khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng, mẹ nên đứng dậy và đi lại để giúp máu lưu thông điều hòa, cơ thể thoải mái.
Ngoài ra mẹ hãy trò chuyện khi có thể với những đồng nghiệp xung quanh. Tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện cười sẽ khiến mẹ cảm thấy hết sức thư giãn, quên đi lo lắng, muộn phiền. Nếu công việc máy tính, sổ sách khiến mẹ căng thẳng, mỏi mắt, hãy nhắm mắt lại 30 giây đến 1 phút, duỗi chân để thư giãn thần kinh cũng như cho đôi mắt được nghỉ ngơi. Tập thở đúng nhịp sẽ rất tốt cho thần kinh của mẹ bầu cũng như cho việc sinh nở sau này.


"Tích trữ" đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng ở nơi làm việc


Mang thai khiến mẹ dễ có cảm giác đói và thèm ăn một số thứ. Việc chuẩn bị trước một số loại thức ăn phù hợp sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ, bổ sung thức ăn cho dạ dày nếu mẹ bị cơn nôn nghén hành hạ và chống lại cơn đói cho tới giờ ăn chính. Xin gợi ý một số thức ăn vặt rất thích hợp cho mẹ như hoa quả tươi hoặc sấy khô, các loại hạt (hạt hướng dương, hạt dẻ, hạnh nhân...), bánh quy, phô mai, sữa và nước ép hoa quả. Mẹ nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, ít dinh dưỡng, chúng sẽ dễ làm mẹ tăng cân và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

 

Hoa quả sấy khô, các loại hạt, bánh quy, phô mai, sữa là thức ăn vặt rất thích hợp để mẹ bầu công sở bổ sung năng lưowngj (ảnh minh họa)


Nói với mình những lời động viên tích cực


Những khi mẹ cảm thấy mệt mỏi vì những cơn ốm nghén, đau nhức, ợ nóng, chuột rút và vô vàn những "tác dụng phụ" khác của thai kỳ hành hạ, hãy nhắc nhở bản thân rằng giai đoạn này sẽ sắp qua thôi, nghĩ lại cảm giác vui sướng khi mẹ biết con đã về, nghĩ đến mấy tháng nữa thôi là gia đình lại có thêm một thành viên siêu đáng yêu nữa...Chắc chắn mẹ lại "lên tinh thần" ngay tức khắc. Hãy nuông chiều bản thân những lúc mẹ mệt mỏi, thường xuyên nghỉ ngơi, làm ít việc hơn, đó là "đặc quyền" mà mẹ bầu nào cũng có.


Tránh xa các chất có hại


Nếu mẹ làm việc trong ngành công nghiệp xử lý hóa chất, hãy tìm hiểu ngay xem chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi. Những ảnh hưởng này thực sự là vấn đề mẹ cần lưu tâm. Bên cạnh đó mẹ hãy tìm hiểu về chính sách của công ty dành cho phụ nữ mang thai. Bởi thông thường trong một số công ty làm việc liên quan đến các chất hóa học, nhân viên nữ khi mang thai sẽ được chuyển sang làm ở bộ phận khác không liên quan đến hóa chất trong thời gian mang thai và cho con bú.

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên ở quá gần máy photocopy trong một thời gian dài để tránh tác hại của hóa chất trong mực in đối với mẹ và bé.

Không làm việc quá muộn

Ngay cả khi tan làm muộn đã trở thành thói quen của mẹ trước khi mang thai nhưng tại thời điểm này, mẹ cần thay đổi nó. Hãy thử tượng tượng mẹ tan làm muộn đúng vào giờ tan tầm, xe cộ chật ních, mẹ chỉ có thể nhích xe từng chút một, khói bụi, ồn ào, căng thẳng sau một ngày làm việc thực sự sẽ khiến mẹ kiệt sức. Có thể không về quá sớm nhưng mẹ cần tránh việc làm thêm giờ. Khi mẹ mang bầu, sức khỏe của mẹ và bé luôn là điều quan trọng nhất, để có được điều đó nhất định mẹ phải nghỉ ngơi đầy đủ.


Làm việc thêm giờ là thói quen xấu khi bầu bí mẹ cần sửa ngay lập tức (ảnh minh họa)


Nghĩ tới thời điểm ngừng làm việc để chuẩn bị "vượt cạn"


Nhiều mẹ vẫn đủ sức làm việc cho đến cận ngày sinh nở, tuy nhiên theo các bác sĩ sản khoa cho biết, mẹ không nên làm việc quá tuần 32 của thai kỳ. Giai đoạn này hệ tuần hoàn của mẹ phải hoạt động nặng hơn, áp lực cột sống, khớp và khung xương chậy khiến mẹ bị phù nề, cảm thấy mệt mỏi. Mẹ xác định xong thời gian nghỉ thì nên báo trước cho cấp trên để họ sắp xếp công việc khi mẹ vắng mặt.


Ngoài những việc làm trên, có một số điều mẹ cũng nên chú ý:


- Mẹ nên tìm hiểu kỹ về chế độ thai sản, nghỉ phép để đi khám định kỳ... Điều này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi cũng như dễ dàng hơn khi trở lại với công việc sau sinh.


- Sắp xếp lại không gian làm việc để mẹ cảm thấy thoải mái nhất.


- Mua quần áo thai sản chất lượng, vải mềm để dễ vận động nhưng vẫn cần lịch sự và duyên dáng. Không phải ngẫu nhiên người ta thường nói "người đẹp vì lụa", vì vậy một bộ trang phục đẹp không chỉ khiến mẹ cảm thấy tự tin mà còn tạo ấn tượng tốt đẹp cho mọi người, duy trì hình ảnh của mẹ tại nơi làm việc.


- Giày cao gót là phụ tùng không thể thiếu trong trang phục văn phòng. Thế nhưng khi trọng lượng cơ thể tăng lên, việc đi lại cũng trở nên khó khăn hơn thì đi giày cao sẽ càng gia tăng gánh nặng cho cơ bắp và đôi chân hơn, đồng thời mẹ cũng sẽ dễ mất thăng bằng hơn. Vì thế, trong thời gian mang thai, mẹ nên sử dụng loại giày có đế mềm và có độ đàn hồi để tăng độ vững chắc cho cơ thể và phòng yếu tố nguy hiểm khác phát sinh.


- Uống nhiều nước không chỉ tránh được hiện tượng khô da do ngồi nhiều trong phòng điều hòa mà còn giúp hạn chế được chứng táo bón mà các mẹ bầu rất hay mắc phải.

 


Trò chuyện với đồng nghiệp đã làm mẹ giúp mẹ có những kinh nghiệm tuyệt vời (ảnh minh họa)


- Nói chuyện với đồng nghiệp đã làm mẹ. Họ sẽ chia sẻ cho mẹ những kinh nghiệm tuyệt vời là làm thế nào để cân bằng công việc và mang thai một cách hiệu quả nhất.

- Đến gần ngày dự sinh, trước khi rời bàn làm việc, mẹ nên sắp xếp sổ sách, tài liệu một cách gọn gàng hay viết trước bản bàn giao công việc đề phòng mẹ sinh sớm. Bất cứ ai thay thế vị trí của mẹ trong thời gian mẹ nghỉ thai sản chắc sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp của mẹ cũng như cảm thấy thoải mái vì không phải xử lý, đối mặt với một bàn làm việc đầy những tập tài liệu lộn xộn.

- Dù khi mang bầu, mẹ được quan tâm, ưu tiên là chuyện đương nhiên. Thế nhưng mẹ cũng nên hiểu rằng rất ít người cảm thấy thích khi phải nhận thêm công việc của người khác. Vì vậy, một điều tối kị là mẹ không nên lấy việc mang thai trở thành cái cớ chỉ vì đơn giản là mẹ không muốn làm điều đó.

(Theo khampha)
Từ khóa liên quan: mẹ bầu, công sở
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: ”Tips” sống còn cho mẹ bầu công sở

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI