»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:08:23 AM (GMT+7)

6 cụm từ khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp nơi công sở

(09:36:52 AM 21/07/2018)
(Tin Môi Trường) - Có thể bạn không nghĩ nhiều về những từ hoặc cụm từ mình sử dụng hàng ngày nơi công sở nhưng bây giờ là lúc nên bắt đầu chú ý. Vì sao vậy? Bởi có một số từ khiến bạn trông giống như một người nghiệp dư và cấp trên hoặc đồng nghiệp của bạn có thể đã nhận thấy.

Theo chia sẻ của Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng Careerlink.vn, một trong những trang web uy tín trong lĩnh vực nhân sự và tìm kiếm việc làm tại Việt Nam, thì bạn nên tránh sử dụng 6 cụm từ sau đây để nâng cao sự tự tin và chuyên nghiệp của mình nơi công sở. 

Xem thêm các việc làm được cập nhật mới nhất tại careerlink.vn
 
6[-]cụm[-]từ[-]khiến[-]bạn[-]trông[-]thiếu[-]chuyên[-]nghiệp[-]nơi[-]công[-]sở
 
“Có lẽ, ừm...”
 
Nếu bạn nghĩ đồng nghiệp và sếp của bạn không nhận ra tần suất bạn nói “Có lẽ” hoặc “ừm...” thì hãy suy nghĩ lại. Thường xuyên sử dụng hai phụ từ này cho thấy bạn đang cố gắng tạm dừng trong khi nói chuyện, khiến bạn trông thiếu tự tin hơn. Và dĩ nhiên đây không phải là cách tốt nhất để thể hiện bản thân. 
 
Làm thế nào để tránh sử dụng những từ ngữ này? Làm thế nào để biết bạn đã nói chúng bao nhiêu lần trong ngày? Hãy nhẩm đếm trong đầu hoặc tốt hơn là nhờ một người đồng nghiệp nhắc nhở mỗi khi bạn sử dụng chúng. Điều này sẽ giúp bạn từ bỏ thói quen dễ dàng hơn. 
 
“Điều này có thể sai... nhưng”
 
Cụm từ này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn có cảm giác không an toàn, nhưng lại sợ phải nhờ vả người khác. Hơn nữa, nó cũng ngụ ý rằng bạn thậm chí không tin vào những gì mình đang nói. Khi bạn bắt đầu câu nói theo cách này, nó khiến bạn trông giống một người thiếu chuyên nghiệp bởi lời nói của bạn thiếu tự tin và dứt khoác. Hãy tưởng tượng bạn nói điều này trong buổi thuyết trình - chắc hẳn là sẽ không ai muốn tiếp tục nghe nếu bạn không chắc chắn về những điều đang nói. 
 
“Tôi cảm thấy như...” 
 
Tương tự như vậy, cụm từ này cho thấy bạn thiếu tự tin hoặc chưa từng nghĩ đến điều sắp nói. Khi sử dụng từ ngữ này có nghĩa là bạn thường nói ra những gì chợt lóe lên trong đầu và cố gắng sắp xếp thành một ý tưởng – vì vậy bạn sẽ thấy rất khó khăn để nói ra. Điều đó sẽ khiến bạn trông “lúng ta lúng túng” và đánh mất sự chuyên nghiệp của mình. Vì vậy, hãy xóa cụm từ này ra khỏi từ điển của bạn và chỉ nói những gì đã suy nghĩ kỹ. 
 
6[-]cụm[-]từ[-]khiến[-]bạn[-]trông[-]thiếu[-]chuyên[-]nghiệp[-]nơi[-]công[-]sở
Ảnh minh hoạ: IE
 
“Đó không phải lỗi của tôi”
 
Khi bạn từ chối chịu trách nhiệm về hành động của mình, bạn sẽ thấy rằng mọi người sẽ không muốn làm việc với bạn nữa. Không quan trọng điều đó có phải là lỗi của bạn hay không, mà quan trọng là cách bạn xử lý như thế nào. Nếu có sự cố với dự án mà bạn là người quản lý thì đôi khi bạn phải giải quyết tình huống ngay cả khi đó không phải là lỗi của bạn. Chịu trách nhiệm cho thấy bạn là người giải quyết vấn đề chủ động. Và nếu đó không phải là lỗi lầm bạn gây ra thì vẫn có nhiều cách khác để lấy lại sự “trong sạch” và thể hiện sự chuyên nghiệp mà không cần sử dụng đến câu nói này. 
 
“Tôi không thể...”
 
Khi nói “Tôi không thể” có nghĩa rằng bạn đang đánh mất quyền sở hữu và kiểm soát hành động của mình. “Không thể” là từ mang ý nghĩa thụ động, cho thấy rằng bạn không có kỹ năng để làm điều gì đó, bao gồm cả nỗi sợ thất bại hoặc thiếu ý chí. Điều này sẽ giới hạn sự phát triển của bản thân cũng như cơ hội thăng tiến của bạn. Trong khi đó, nói “Tôi chỉ sẽ...”, chẳng hạn “Tôi chỉ sẽ làm việc B sau khi đã hoàn thành việc A” thể hiện sự chủ động khi bạn đang tạo ra giới hạn của riêng mình. Đây là một cách tinh tế nhưng đầy mạnh mẽ nhằm chứng tỏ sự độc lập và kiểm soát, đặc biệt là trong môi trường làm việc có quá nhiều yêu cầu được đưa ra. Mặc dù có thể cảm thấy “đáng sợ” lúc đầu, nhưng điều này sẽ giúp bạn có cơ hội để khẳng định ranh giới của bản thân nhằm cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn. 
 
“Tôi không phải chuyên gia nhưng...”
 
Nhiều người thường nói lên ý tưởng của họ một cách dè dặt như “Tôi không chắc bạn nghĩ gì nhưng...” để tránh bị xem là kiêu ngạo, tự đề cao bản thân. Thế nhưng, cách nói này có thể cho thấy thái độ sợ sai và phủ nhận độ tin cậy cho những lời bạn nói. Nếu nhận ra rằng mình có khuynh hướng phản xạ bằng cách sử dụng các từ mang nghĩa dè dặt, hãy hít một hơi thật sâu trước khi lên tiếng. Việc tạm dừng này cho bạn thời gian để suy nghĩ và chọn lọc các từ ngữ tạo tác động lớn hơn, có độ tin cậy cao hơn.
Hoàng Oanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 6 cụm từ khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp nơi công sở

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI