»

Thứ bảy, 23/11/2024, 16:13:24 PM (GMT+7)

Đã có bằng chứng về tác hại của headphone

(17:11:18 PM 16/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Sử dụng tai nghe (headphone, earphone) với âm lượng quá lớn có thể gây điếc tạm thời – điều này đã nhiều người nói tới nhưng chưa ai biết tại sao, nay các nhà khoa học của đại học Leicester (Anh) đã chứng minh được tai nghe làm hỏng lớp phủ ngoài của tế bào thần kinh.

  

 
Không còn nghi ngờ gì nữa: chiếc tai nghe này có thể làm điếc tạm thời. Ảnh: Hồng Thái

 Tiếng ồn lớn hơn 110 decibel có thể gây vấn đề cho tai như điếc tạm thời và ù tai (tiếng kêu trong tai), nhưng điều này chưa được chứng minh bằng thực nghiệm. Trong một nghiên cứu của đại học Leicester, lần đầu tiên quá trình tổn thương này đã được quan sát. Nghiên cứu trên được công bố trong kỷ yếu của viện Hàn lâm khoa học Anh quốc.

 

TS Martine Hamann của khoa sinh lý học tế bào và dược thuộc đại học Leicester, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu này cho phép chúng ta hiểu được con đường từ tiếp xúc với tiếng ồn lớn đến mất thính lực. Phân tích các cơ chế tế bào trong tình trạng này có khả năng mang lại một lợi ích chăm sóc sức khoẻ rất quan trọng trong dân chúng. Nghiên cứu này sẽ giúp phòng ngừa cũng như thúc đẩy việc tìm kiếm các phương pháp chữa trị thích hợp đối với tình trạng mất thính giác”.

 

Tế bào thần kinh truyền tín hiệu điện từ tai lên não có một lớp phủ được gọi là vỏ myelin, giúp các tín hiệu điện đi dọc theo tế bào. Tiếp xúc với tiếng ồn lớn – ví dụ âm thanh hơn 110 decibel – có thể làm bong lớp phủ này của các tế bào, làm gián đoạn các tín hiệu điện. Điều này có nghĩa là các tế bào thần kinh không còn có thể truyền tải thông tin hiệu quả từ tai tới não.

 

Tuy nhiên, lớp vỏ phủ bên ngoài của các tế bào thần kinh có thể tái tạo, cho phép các tế bào hoạt động lại như bình thường. Điều này có nghĩa mất thính giác chỉ là tạm thời, và sức nghe có thể hồi phục trở lại bình thường. TS Hamann giải thích: “Chúng ta giờ đã hiểu lý do tại sao mất thính lực có thể nghe lại bình thường trong một số trường hợp. Chúng tôi đã cho thấy bao ngoài dây thần kinh thính giác bị mất khoảng một nửa các tế bào, một chút giống như cáp điện bị lột trần kết nối với một bộ khuếch đại của loa. Sự ảnh hưởng có thể hồi phục và sau ba tháng thính giác trở lại bình thường vì dây thần kinh thính giác có vỏ bọc trở lại”.

 

Những phát hiện này là một phần của nghiên cứu đang thực hiện về tác động của tiếng ồn lớn lên một bộ phận của não gọi là nhân ốc tai lưng (dorsal cochlear nucleus), có chức năng mang tín hiệu từ tế bào thần kinh trong tai đến các bộ phận của não có chức năng giải mã và làm cho âm thanh có ý nghĩa. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hư hại các tế bào trong khu vực này có thể gây ra chứng ù tai hay tiếng kêu trong tai.

 

TTƯT. BSCK2 Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Nguyên trưởng khoa thính học bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM

 

 

Từ khóa liên quan: bằng chứng , tác hại , headphone
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đã có bằng chứng về tác hại của headphone

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI