»

Chủ nhật, 19/01/2025, 13:10:45 PM (GMT+7)

Còn ai dám ăn tiết canh? Tin ảnh

(15:43:36 PM 03/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Những hình ảnh khủng khiếp do hậu quả của việc ăn tiết canh, nhiễm khuẩn khiến người xem rùng mình.

 


Nhiều trường hợp tử vong do ăn tiết canh lợn, tuy nhiên đây vẫn là món ăn khoái khẩu của nhiều người bất chấp nguy hiểm.


Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại khoa cấp cứu, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương.


Chân bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.



Các nốt hoại tử xuất hiện trên da bệnh nhân rồi lan rộng rất nhanh


Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận cấp cứu cho một bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não mô cầu do ăn tiết canh - Ảnh: Dân Việt


Hình ảnh này sẽ là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với những người thích ăn tiết canh lợn.


Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho biết, nhiều nhập viện trong tình trạng toàn thân sốt cao, rét run, co giật, mê sảng, mất ý thức… - Ảnh: Phunutoday


Người nhà bệnh nhân này cho biết, trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn - Ảnh: Phunutoday


Khi mắc bệnh do liên cầu lợn, người bệnh thường có sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa - Ảnh: Phunutoday


Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng với các biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp... Tỷ lệ tử vong của bệnh này là khoảng 7% - Ảnh: Dân trí


Trong dịp Tết vừa qua, tại Bênh viện Nhiệt đới Trung ương đã có 16 ca nhập viện do ăn tiết canh, trong đó 2 bệnh nhân đã tử vong. Trong ảnh: Bệnh nhân Lê Văn N. đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Hiện ông bị điếc nặng, không thể nghe được


Bệnh nhân Nguyễn Thị H., 46 tuổi, trú tại huyện Ba Vì, Hà Nội, tuy không ăn tiết canh lợn nhưng cũng bị nhiễm liên cầu lợn do đi bán thịt, tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn sống.


Liên cầu lợn có thể gây hoại tử, cắt cụt chi - Ảnh: Ngọc Thắng/TNO


Anh B.V.N, phường Chánh Lộ, TP.Quảng Ngãi ăn tiết canh lợn. Vài giờ sau khi ăn, anh N. có các triệu chứng khác thường như sốt cao, tiêu chảy, uống thuốc không khỏi. Sau đó, bệnh càng nặng hơn là bị xuất huyết hoại tử dưới da và co giật.


Bệnh nhân vừa tử vong là ông Hoàng Minh T (51 tuổi, Tây Hồ). Trước đó, ông T đã ăn tiết canh lợn, sau đó bị sốt cao, rét run, xuất huyết dưới da, ngực, tay và chân. Sau 10 ngày điều trị tích cực ở Bệnh viện 354, BV Bạch Mai, rồi chuyển sang Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, ông T vẫn không qua khỏi - Ảnh: Dân Việt


Bệnh nhân còn lại là anh T.X.L (38 tuổi ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cũng bị liên cầu khuẩn thể nhiễm khuẩn huyết nặng. Được biết, anh L làm nghề buôn bán lòng lợn tiết canh nhưng chưa một lần ăn tiết canh. Anh có dấu hiệu phát ban trên da sau khi cả nhà ăn món thủ lợn luộc chấm mắm tôm nên nghĩ đơn giản là sốt phát ban. Vì thế, sau 5 ngày ban không những không lặn mà càng ngày càng rõ, kèm theo mệt mỏi, gia đình mới đưa anh lên bệnh viện tỉnh và được chuyển ra bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.


Sau 17 ngày nằm viện hôn mê phải thở máy vì bị nhiễm trùng máu nặng, sốc toàn thân do nhiễm liên cầu khuẩn lợn, đến chiều 29/4, anh Nguyễn Văn H. (Phổ Yên, Thái Nguyên) mới thều thào nói được - Ảnh: Dân trí

 

T.H (tổng hợp )
Từ khóa liên quan: Còn ai, dám ăn, tiết canh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Còn ai dám ăn tiết canh?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI