Sống xanh
Những bàn tay biến rác thành tiền
(08:38:27 AM 07/03/2013)Rác cũng là nguồn thu nhập
Từ cuối năm 2011, sau khi những thành viên của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ba Trinh đi họp trên huyện và nhận được sự động viên, đề nghị của cán bộ huyện về việc mỗi xã trên địa bàn nên chọn đăng ký một đề tài gắn liền với bảo vệ môi trường, Hội LHPN xã Ba Trinh đã đăng ký mô hình “Chuyển rác thành tiền”. Tháng 2/2012, mô hình được thành lập với 15 thành viên tham gia ban đầu. Một thời gian ngắn sau, mô hình kết nạp được thêm 10 chị tham gia, đồng thời phát triển mô hình lên thành câu lạc bộ (CLB).
Theo chị Trần Ngọc Vàng, Chủ nhiệm CLB "Chuyển rác thành tiền" cho biết, trước đây, khi chưa tham gia, hầu hết chị em đều gom rác đổ xung quanh nhà, thậm chí, nhiều chị em còn gom rác đổ thẳng xuống sông, bất kể đó là rác gì mà không hiểu được tác hại về lâu dài từ hành động của mình. Sau khi tham gia CLB, chị em đã có ý thức cao trong việc xả thải rác. Thay vì xả bừa bãi như trước, hiện các chị đã tự phân loại rác, những loại rác như như vỏ chai, giấy vụn… được các chị gom vào để một chỗ rồi đem bán, còn những loại rác thải khác thì chị em bỏ vào hố thải sau nhà. Việc làm đó vừa góp phần hình thành thói quen phân loại rác thải trong sinh hoạt vừa để gây quỹ cho CLB.
Đến nay, định kỳ ngày mùng 7 hàng tháng, 32 thành viên trong CLB họp, mỗi lần họp, chị em đều xách theo một giỏ rác thải đã qua phân loại. Trung bình mỗi tháng, chị em cũng thu được quỹ hội từ 60.000-80.000 đồng từ bán rác. Để khẳng định tính hiệu quả và bền vững cho mô hình, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, cứ định kỳ hằng tháng, chị em góp vốn xoay vòng, mỗi tháng 50.000 đồng/người. Hiện, số tiền tiết kiệm của chị em đã tăng lên hơn 14 triệu đồng, số lượng bốc thăm định kỳ hàng tháng cũng được tăng lên 3 người, mỗi người được 1,2 triệu đồng/lượt bốc và sẽ hoàn vốn sau 4 tháng. Việc duy trì hình thức xoay vòng vốn vừa giúp chị em tham gia CLB có được số vốn kha khá để hỗ trợ phát triển sản xuất trong gia đình, vừa tạo động lực và gắn kết chị em trong CLB lại với nhau.
Chị Nguyễn Thị Dự, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ba Trinh cho biết, trước khi tham gia CLB, các hội viên sẽ được tập huấn cách phân loại rác thải, cách thuyết phục gia đình, hàng xóm trong việc thay đổi hành vi xả thải rác ra môi trường. Lúc đầu mới tham gia mô hình, nhiều chị cũng không tránh khỏi những lời dị nghị từ hàng xóm và cả những người trong gia đình vì cho rằng đây là mô hình không thiết thực, không hiệu quả, không mang lại lợi ích. Vượt qua trở ngại, khó khăn, chị em đã minh chứng cho sự đúng đắn của mô hình và tính tích cực với môi trường sống xung quanh khi tham gia vào CLB. Vào những ngày họp định kỳ của tháng, ngoài nhiệm vụ chính là tập trung các loại rác thải của hội viên, tham gia góp vốn xoay vòng và bốc thăm tiền tiết kiệm thì các hội viên còn được những cán bộ của Hội LHPN của xã và của huyện tuyên truyền thêm nhiều nội dung thiết thựcc khác như phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bạo lực gia đình, chính sách về hôn nhân gia đình… Bên cạnh đó, sự đa dạng trong ngành nghề của các hội viên trong CLB cũng chính là yếu tố tạo nên sự thành công của CLB chuyển rác thành tiền ở Ba Trinh.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Vân, một thành viên tích cực của CLB giải thích: Sở dĩ chị em đi họp định kỳ phải mang cả giỏ đựng chai, lo, bình, giấy vụn…là để góp phần tác động đến ý thức của người dân trên địa bàn xã thông qua những hành động cụ thể. Với những người hàng xóm, chị đã thuyết phục họ thay đổi hành vi xả thải vô ý thức ngày trước bằng việc đào những hố chôn rác thải sau nhà cũng như có một bao tải đựng vỏ chai nhựa sau khi sử dụng. Bản thân chị cũng là một tiểu thương buôn bán ở chợ trung tâm xã nên chị còn tích cực cả trong việc tuyên truyền cho những tiểu thương.
Nhờ việc làm đó của chị em, đến nay, hầu hết những tiểu thương trong chợ đều có một túi đựng rác ngay bên cạnh ở mỗi buổi chợ, vừa tiện trong việc gom rác sau buổi họp chợ, vừa tạo cho họ ý thức trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.Vì vậy, mô hình CLB chuyển rác thành tiền của chị em phụ nữ Ba Trinh sẽ được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong tỉnh; góp phần giảm thiểu tác hại của rác thải đối với môi trường sống của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.