(Tin Môi Trường) - Nhằm tiếp tục thúc đẩy và khuyến khích cộng đồng thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với việc buôn bán và tiêu thụ động, thực vật hoang dã, trong Ngày Tê giác thế giới 22/09/2016, Mạng lưới giám sát động, thực vật hoang dã -TRAFFIC và Trung tâm Âm nhạc & Nghệ thuật Thể nghiệm - Đom Đóm phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật mang tên “Nghệ thuật thể hiện đẳng cấp” nhằm thay đổi hành vi thể hiện đẳng cấp của cộng đồng doanh nghiệp và công chúng với thông điệp: Hãy ngừng sử dụng sừng tê giác, hãy thể hiện đẳng cấp thông qua nghệ thuật.
Chương trình nghệ thuật sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày từ 22 đến 24 tháng 09, thu hút hơn 900 khách thăm quan và 80 khách mời là các nghệ sĩ nổi tiếng, các diễn giả và đại diện quan trọng đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự, và cộng đồng doanh nghiệp. Chương trình do Tổ chức Peace Parks tài trợ và nằm trong khuân khổ Chương trình giảm thiểu nhu cầu sử dụng sừng tê giác thông qua thay đổi hành vi tại Việt Nam.
Bà Gayle, cán bộ thay đổi hành vi của Traffic toàn cầu phát biểu
Bà Madelon Willemsen, Trưởng đại diện Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho biết: “Nhiều người Việt Nam sử dụng động, thực vật hoang dã để thể hiện
đẳng cấp và vị thế của mình trong xã hội, tuy nhiên trên thế giới
đẳng cấp và địa vị xã hội lại được thể hiện qua việc thưởng thức và sở hữu những tác phẩm và hình thức nghệ thuật”.
“Chương trình
nghệ thuật này hy vọng sẽ tiếp sức cho những nỗ lực thay đổi hành vi tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã, thông qua đó giảm thiểu nhu cầu sử dụng động, thực vật hoang dã tại Việt Nam. Thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn nhận được sự hỗ trợ đồng hành và cam kết từ cộng đồng doanh nghiệp nói chung, và từ những doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn trong cuộc chiến đấu tranh chống lại tội phạm về động, thực vật hoang dã và thói quen sử dụng động, thực vật hoang dã để thể hiện
đẳng cấp nói riêng. Mỗi doanh nhân thay vì sử dụng sừng tê giác, hãy thưởng thức
nghệ thuật để thể hiện bản lĩnh cá nhân và
đẳng cấp lãnh đạo của mình”.
Ngày đầu tiên của chương trình
nghệ thuật là hoạt động triển lãm mỹ thuật đương đại. Dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của giám tuyển nghệ thuật, nghệ sỹ Vũ Mạnh Cường khách tham quan có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về các sản phẩm
nghệ thuật đương đại có giá trị cao về mặt thẩm mỹ, văn hóa và kinh tế. Các tác phẩm được trưng bày này sẽ được bán đấu giá trong suốt thời gian diễn ra triển lãm. Tiếp theo hoạt động triển lãm tranh, sẽ là buổi chiếu phim ngắn – các bộ phim đã giành giải thưởng cao về đề tài bảo vệ thiên nhiên hoang dã do Tổ chức Freeland thực hiện năm 2015, vào ngày thứ hai của chương trình nghệ thuật. Việc công bố danh sách cá nhân, tổ chức đấu giá thành công và buổi hòa nhạc các tác phẩm đương đại thế giới của Nhóm Hà Nội New Music Ensemble sẽ là những hoạt động kết thúc ngày thứ ba của chương trình nghệ thuật.
Xuyên suốt chương trình, khách tham quan có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ với các nghệ sỹ và các diễn giả, khách mời có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Chương trình
nghệ thuật là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp, nghệ sỹ và công chúng cam kết thể hiện thái đố không khoan nhượng đối với các hành vi tội phạm về động, thực vật hoang dã và giảm thiểu nhu cầu sử dụng động, thực vật hoang dã tại Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, Ông Nguyễn Xuân Phú, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Tp.Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, Đại sứ Doanh nhân của Chiến dịch Chí cho biết: “Với tư cách là một doanh nhân có uy tín và là một thành viên tích cực trong các hiệp hội doanh nhân trẻ như Hội doanh nhân trẻ Hà Nội, Hội doanh nghiệp vừa & nhỏ thành phố Hà Nội; tôi sẽ tổ chức các hoạt động kêu gọi mọi người chung tay tham gia các hoạt động thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với việc tiêu thụ, buôn bán động, thực vật hoang dã. Đặc biêt tôi sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam hãy cùng tập đoàn Sunhouse chúng tôi chung tay thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có lồng ghép các thông điệp về bảo vệ động thực vật hoang dã. Đây là việc làm không chỉ là giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh các rủi ro kinh doanh mà còn là cơ hội tạo vị thế cạnh tranh và thực chất về lâu dài là sự phát triển bền vững của họ.
Mang thông điệp: Người Đàn Ông Việt Nam Thành Công Dựa Vào Sức Mạnh Của Ý Chí – Chí là một chiến dịch truyền thông đầy sáng tạo thể hiện ý tưởng: “Thành Công tới từ nội lực bên trong, không đến từ Một Mảnh Sừng” do Traffic và Tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi khởi xướng năm 2014.
Các nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, do TRAFFIC và Tổ chức truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia thực hiện, đã chỉ ra nhu cầu sử dụng động, thực vật hoang dã nhằm thể hiện đẳng cấp. Tuy nhiên, hành vi sử dụng động, thực vật hoang dã là vi phạm pháp luật và nhu cầu tiêu thụ này tại Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung đã và đang góp phần làm gia tăng số lượng các cuộc săn bắt trái phép ở Châu Phi.
ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚ - ĐẠI SỨ THIỆN CHÍ CỦA "SÁNG KIẾN CHÍ" TRAO ĐỔI TẠI SỰ KIỆN NGÀY TÊ GIÁC THẾ GIỚI 22/9:
-Ông có thể cho biết lý do tại sao ông nhận lời làm Đại sứ thiện chí cho Sáng kiến Chí?
Chí là một Chiến dịch truyền thông hết sức sáng tạo do Traffic và Tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia khởi xướng từ năm 2014. Sáng kiến được xây dựng dựa trên khái niệm “Chí”hay “Sức tại Chí” trong văn hoá Việt Nam để tác động tới nhóm đối tượng chính tiêu thụ sừng tê giác: những đàn ôngthành thị thành đạt trong độ tuổi 35 đến 55.
Thông điệp “Chí” truyền tải ý tưởng rằng sự thành công, uy tín và may mắn trong cuộc đời người đàn ông bắt nguồn từ ý chí và sức mạnh từ bên trong, không đến từ một mảnh sừng; khuyến khích các doanh nhân thành đạt nên thể hiện bản lĩnh và “Chí” của họ bằng việc trở thành những nhà lãnh đạo tiên phong trong các công việc trách nhiệm xã hội và bảo vệ động vật hoang dã.
Giai đoạn hai của “Chí” được xây dựng trên nền tảng này, nhưng phát triển mạnh mẽ hơn nữa: “Vượng từ Chí, Lụi vì sừng”.Thông điệp mới tiếp tục kêu gọi giới doanh nhân mạnh dạn trở thành những thủ lĩnh trong cộng đồng của họ và đứng dậy chống lại việc tiêu thụ sừng tê giác trong cuộc sống và trong mạng lưới doanh nghiệp.
Đây là một chiến dịch hết sức có ý nghĩa và vì cộng đồng, phù hợp với giới doanh nhân như chúng tôi và tôi cảm thấy hết sức vinh dự khi được tham gia chương trình này với vai trò Đại sứ thiện chí.
Ông có thể cho biết trong vai trò là đại sứ thiện chí của chương trình, ông sẽ có các hoạt động gì để đóng góp vào chương trình?
Với tư cách là một doanh nhân có uy tín và là một thành viên tích cực trong các hiệp hội doanh nhân trẻ thành đạt như Hội doanh nhân trẻ Hà Nội, Hội doanh nghiệp vừa & nhỏ thành phố Hà Nội; tôi sẽ tổ chức các hoạt động kêu gọi mọi người chung tay tham gia các hoạt động thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với việc tiêu thụ, buôn bán động, thực vật hoang dã. Đặc biêt tôi sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam hãy cùng tập đoàn Sunhouse chúng tôi chung tay thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có lồng ghép các thông điệp về bảo vệ động thực vật hoang dã. Đây là việc làm không chỉ là giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh các rủi ro kinh doanh mà còn là cơ hội tạo vị thế cạnh tranh và thực chất về lâu dài là sự phát triển bền vững của họ. Bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã không phải là nhiệm vụ của một cá nhân nào mà là trách nhiệm của toàn cộng đồng. Mong quý vị hãy đồng hành cùng Nguyễn Xuân Phú trong chiến dịch đầy ý nghĩa này.
Ông đánh giá thế nào về chương trình “Nghệ thuật thể hiện đẳng cấp” hôm nay?
Chương trình “Nghệ thuật thể hiện đẳng cấp” được tổ chức để chào mừng Ngày Tê giác thế giới năm nay do tổ chức TRAFFIC và Trung tâm Âm nhạc và Thể nghiệm Đom Đóm tổ chức là một chương trình theo tôi có sức sáng tạo cao giúp mở ra rất nhiều kiến thức cũng như cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp, nghệ sỹ và công chúng cam kết thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với các hành vị tội phạm về động, thực vật hoang dã và giảm thiểu nhu cầu sử dụng động, thực vật hoang dã.
Thông qua chương trình, các doanh nhân như tôi sẽ có thời gian thưởng thức nghệ thuật để thể hiện đẳng cấp của mình thay vì sử dụng sừng tê giác.