»

Thứ năm, 21/11/2024, 08:49:41 AM (GMT+7)

Nghệ thuật “né” những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhạy cảm

(08:22:53 AM 19/04/2023)
(Tin Môi Trường) - Hầu hết chúng ta đều cho rằng việc ứng viên có câu trả lời ngay lập tức trước câu hỏi phỏng vấn xin việc sẽ nhanh chóng ghi điểm với nhà tuyển dụng. Tư duy này dẫn đến, khi được hỏi, dù với bất kỳ nội dung nào ứng viên chỉ chăm chăm đi tìm câu trả lời mà không biết rằng có những câu hỏi cần phải “né”. Đặc biệt với nội dung nhạy cảm liên quan đến lý do nghỉ việc, công ty cũ, mức lương...

Vậy bạn có thể “né” những câu hỏi có nội dung nhạy cảm khi tham gia tuyển dụng nhân sự ở Bến Tre, Tiền Giang… bằng cách nào? Hãy tham khảo một số cách dưới đây nhé. 

 

Nghệ[-]thuật[-]“né”[-]những[-]câu[-]hỏi[-]phỏng[-]vấn[-]xin[-]việc[-]nhạy[-]cảm
Ảnh minh họa: IE
 
Bí quyết trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc khó 
  
Trả lời một khía cạnh
 
Hầu hết các ứng viên rất khó từ chối câu hỏi của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chỉ trả lời một khía cạnh, một vấn đề. Đó nên là nội dung bạn thấy thoải mái và chắc chắn nhất.
 
Ví dụ: Bạn có yếu tố nào để chiến thắng đối thủ mạnh nhất trong đợt tuyển dụng lần này của chúng tôi?
 
Với câu hỏi này, bạn không thể biết, ứng viên nặng ký nhất có năng lực như nào, kinh nghiệm ra sao. Do đó, thay vì hỏi về đối thủ rồi so sánh, hay liệt kê toàn bộ những gì bạn có thì hãy tập trung vào điểm mạnh nhất của bản thân và làm nổi bật nó.
 
Có thể bạn nghĩ câu trả lời không đủ nội dung sẽ khiến nhà tuyển dụng không hài lòng. Tuy nhiên, bạn nên biết, có câu hỏi không nhất thiết phải trả lời đầy đủ. Đôi khi nhà tuyển dụng chỉ muốn xem bạn phản ứng và xử lý ra sao trước một câu hỏi khó, một vấn đề áp lực. Do đó, bạn chỉ cần tìm ra một điểm và trả lời tự tin, đơn giản là đủ khiến họ hài lòng.
 
Trả lời chung chung
 
Khi không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng, chi tiết, bạn hãy trả lời chung chung. Theo đó nội dung bạn nói tới có sự liên hệ giữa câu hỏi và vấn đề bạn muốn nói. 
 
Ví dụ: “Vì mâu thuẫn với đồng nghiệp, bạn đã nghỉ việc ở công ty cũ?” Chắc chắn nhà tuyển dụng muốn bạn thừa nhận và nói về mâu thuẫn đó. Nhưng thay vì thừa nhận hay phủ định thông tin, bạn hãy nói về vấn đề chung chung là: mâu thuẫn trong công sở là điều không thể tránh khỏi nhưng nó cũng là tác nhân tạo ra động lực để các nhân sự cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, khi mâu thuẫn cản trở, kìm hãm sự phát triển bản thân và đội nhóm thì việc tìm môi trường mới là lựa chọn phù hợp và tốt cho cả đôi bên.
 
Bằng cách trả lời này, nhà tuyển dụng sẽ không thể làm khó được bạn.
 
Chuyển sự chú ý sang nội dung khác
 
những câu hỏi phỏng vấn xin việc với đề tài, phạm vi rất rộng. Đó có thể là vấn đề bạn chưa rõ, thậm chí chưa từng nghe tới. Bạn trả lời thì sợ sai, sợ bị phát hiện ra điểm yếu nhưng cũng không thể từ chối. Vậy hãy thay đổi sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng cách thu hẹp nội dung câu trả lời hoặc chuyển hoàn toàn sang một khía cạnh khác.
 
Ví dụ: “Bạn có kế hoạch gì để thực hiện dự án ABC?”.
 
Bạn không thể đưa ra bất kỳ một kế hoạch cụ thể đặc biệt ở lĩnh vực hoàn toàn mới. Thay vào đó, bạn có thể nói về mức độ rủi ro của kế hoạch khi chưa nắm rõ về dự án, về chiến lược công ty, khách hàng... Hoặc nhắc lại một kế hoạch xuất sắc của bạn trong quá khứ dù không liên quan tới công việc hiện tại. Bằng cách này bạn sẽ phòng ngừa rủi ro khi bàn tới vấn đề mà mình chưa chắc chắn.
 
Đề nghị chuyển câu hỏi khác
 
Câu hỏi nhạy cảm thường được đặt dưới dạng mơ hồ. Bạn có thể khai thác điều này để yêu cầu nhà tuyển dụng nhắc lại. Sau đó, tùy tình hình, bạn có thể lồng ghép đề nghị thay đổi câu hỏi mới.
 
Ví dụ: “Phiền anh chị lặp lại câu hỏi để em chắc đã nghe đúng hoặc đặt giúp em câu hỏi mới?”
 
Biết đâu khi được yêu cầu, nhà tuyển dụng sẵn sàng đổi sang một câu hỏi khác với nội dung bớt nhạy cảm, dễ trả lời hơn. Nếu vẫn là câu hỏi cũ thì ít nhất, bằng cách này, bạn hiểu rõ hơn mục đích câu hỏi và có thêm thời gian suy nghĩ để đưa ra câu trả lời khéo léo.
 
Từ chối thẳng thắn
 
Né tránh câu hỏi có thể bằng nhiều cách. Nhưng đôi khi cách tốt nhất chính là từ chối thẳng thắn. Bằng cách đưa ra câu từ chối với lý do thuyết phục, nhà tuyển dụng sẽ không làm khó bạn thêm.
 
Ví dụ: Mức lương công ty cũ của bạn là bao nhiêu?
 
Bạn có thể từ chối trả lời câu hỏi này vì vấn đề lương là một nội dung bí mật của công ty nên không thể tiết lộ. Bằng cách từ chối này, nhà tuyển dụng hiểu bạn là người tôn trọng công ty cũ, nắm vững luật lao động và biết cách từ chối khéo léo.
 
Trên đây là một số cách giúp bạn “né” những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhạy cảm. Áp dụng tốt, bạn không phải tiếc nuối khi vội vàng trả lời khiến bản thân bị đưa vào thế khó sau và bị mất điểm trong phỏng vấn. Quan trọng hơn với nghệ thuật xử lý này, nó thể hiện sự linh hoạt, thông minh và năng lực của bạn.
 
Nghệ[-]thuật[-]“né”[-]những[-]câu[-]hỏi[-]phỏng[-]vấn[-]xin[-]việc[-]nhạy[-]cảm 
Nam Khánh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghệ thuật “né” những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhạy cảm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI