Thứ hai, 20/01/2025, 12:02:43 PM (GMT+7)

TP.HCM dồn sức diệt lăng quăng

(01:10:24 AM 21/09/2015)
(Tin Môi Trường) - TP.HCM phát động phong trào tổng vệ sinh môi trường kéo dài tám Chủ nhật hằng tuần.

[-]TP.HCM[-]dồn[-]sức[-]diệt[-]lăng[-]quăng

Đoàn viên thanh niên khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 (TP.HCM) phát quang bụi rậm ngăn ngừa SXH sáng 20-9. Ảnh: TRẦN NGỌC


Sáng 20-9, nhiều quận/huyện trên địa bàn TP.HCM đã vận động người dân làm vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, dọn dẹp những vật chứa nước để diệt lăng quăng phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH). “Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, cũng bắt đầu từ tuần này, các quận/huyện tổ chức diệt lăng quăng và làm vệ sinh môi trường vào Chủ nhật hằng tuần. Hoạt động này được thực hiện liên tục trong tám tuần” - BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết.

Tại khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận (quận 12, TP.HCM), người dân kết hợp cùng các ban ngành, đoàn thể phường làm tổng vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm. Sau khi tổng vệ sinh, lực lượng đoàn viên thanh niên của phường tỏa đi phát những tờ rơi hướng dẫn cách giữ vệ sinh môi trường và phòng ngừa SXH. Ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND phường Đông Hưng Thuận, cho biết tất cả khu phố còn lại trong phường cũng tổ chức vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng.

Tương tự, UBND các phường thuộc quận Bình Tân (TP.HCM) cũng đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng. BS Trần Hùng, Trưởng phòng Y tế quận Bình Tân, cho biết các ban ngành, đoàn thể các phường cũng sẽ hướng dẫn các hộ dân cách phòng ngừa SXH, không để lăng quăng phát sinh.

Theo BS Dũng, trước thực trạng SXH đang bùng phát nhanh, một số địa phương ở TP.HCM như quận 8, Tân Phú, Tân Bình, Thủ Đức… đã chủ động thành lập đội diệt lăng quăng cấp quận và phường. “UBND các quận, huyện cũng thống nhất sẽ thông báo tổ, khu phố nào để xảy ra SXH đến tất cả hộ dân trong địa bàn để cảnh báo” - BS Dũng cho biết thêm.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, từ đầu năm 2015 đến ngày 10-9, toàn TP có gần 8.740 ca SXH nhập viện, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2014. Điều tra dịch tễ cho thấy ổ lăng quăng của muỗi truyền bệnh SXH hiện diện trong những vật chứa nước như lu, phuy, bình bông, chén nước cúng, vật phế thải, máng nước uống của vật nuôi…

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay dịch bệnh SXH đang xảy ra tại 50 tỉnh, TP trong cả nước. Từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 29.000 trường hợp mắc bệnh, tập trung nhiều tại một số tỉnh, TP phía Nam, trong đó đã có 18 trường hợp tử vong. Đến nay SXH chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, lăng quăng.

Trạm y tế “nuôi” lăng quăng

Trong khi ngành y tế tuyên truyền người dân không để những vật dụng chứa nước quanh nhà, thế nhưng những thứ đó có khá nhiều ở nhiều trạm y tế.

Ngoài các trạm y tế giữ vệ sinh môi trường khá tốt thì cũng còn không ít trạm y tế chưa làm tốt. Tại một số trạm y tế còn để vương vãi hộp đựng thức ăn, chai nước, ly nhựa, lu nước… đọng đầy nước mưa trong sân và quanh trụ sở. Thậm chí có nơi còn để xô nhựa cũ đầy nước ngoài sân, hộp đựng xôi bên trong dòi bò lúc nhúc.

BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết việc để các hộp đựng cơm, ly nhựa… đọng nước hiện diện tại các trạm y tế là điều không thể chấp nhận. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM sẽ tiến hành kiểm tra và đề xuất xử lý các trạm y tế nói trên về mặt chuyên môn.

Theo PLO
Từ khóa liên quan: TP.HCM, dồn sức, diệt, lăng quăng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP.HCM dồn sức diệt lăng quăng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI